hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 10/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đèn vàng có được đi không theo Luật Giao thông 2023?

Hiện nay, có nhiều tai nạn xảy ra do chạy ẩu, tăng tốc độ để vượt đèn vàng. Vậy theo quy định hiện nay, đèn vàng có được đi không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

 
Mục lục bài viết
  • 1. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, đèn vàng có được đi không?  
  • 2. Trường hợp nào có đèn vàng vẫn được phép đi? 
  • 3. Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng
  • 4. Các loại xe nào được vượt đèn vàng?
Câu hỏi: Tôi đang đi trên đường, đèn tín hiệu chuyển sang vàng. Tôi dừng lại trước vạch dừng nhưng một số người bên cạnh tôi vẫn tiếp tục di chuyển với tốc độ chậm cho đến khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ. Cho tôi hỏi đi như vậy có vi phạm pháp luật không?

1. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, đèn vàng có được đi không?  

Đèn giao thông bao gồm 03 (ba) màu: xanh, vàng và đỏ. Đèn giao thông màu vàng là sự thay đổi tín hiệu từ đèn xanh chuyển sang đèn đỏ. 

Theo khoản 3 Điều 10  Luật giao thông đường bộ 2008, tín hiệu màu xanh là các phương tiện được phép di chuyển. Tín hiệu màu đỏ là các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. 

Đối với tín hiệu vàng là người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Luật này, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng xe. Trường hợp trên đường không có vạch dừng xe hay vạch dừng xe quá mờ không thể nhìn thấy được, người tham gia giao thông phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều lưu thông của mình.

​Gặp tín hiệu đèn vàng, các phương tiện phải dừng lạiGặp tín hiệu đèn vàng, các phương tiện phải dừng lại

2. Trường hợp nào có đèn vàng vẫn được phép đi? 

Ở phần trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đèn vàng có được đi không. Về nguyên tắc, khi có đèn vàng phải dừng lại, tuy nhiên theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông vẫn được phép tiếp tục đi khi có đèn vàng: 

  • Đi quá vạch dừng xe khi đèn tín hiệu chuyển sang màu vàng;

  • Đèn vàng nhấp nháy 

  • Đi quá gần vạch dừng nếu dừng lại sẽ nguy hiểm

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp trên vượt đèn vàng nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ (nếu có).

Các trường hợp khác, vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt, trong đó có thể bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác.

Ngoại trừ 3 trường hợp, vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt

Ngoại trừ 3 trường hợp, vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt 

3. Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng

Hiện nay, pháp luật về giao thông không có văn bản nào quy định lỗi vượt đèn vàng mà chỉ có quy định lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mỗi loại phương tiện sẽ có mức phạt khác nhau, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy, xe gắn máy điện vượt đèn vàng trái quy định pháp luật, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6);

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng hoặc 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5);

  • Nếu vượt đèn vàng, người điều khiển xe đạp, đạp máy, xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8);

  • Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 đến 03 tháng hoặc 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn;

  • Phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng nếu người đi bộ vượt đèn vàng (điểm b khoản 1 Điều 9).

Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng

Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng

4. Các loại xe nào được vượt đèn vàng?

Hiện nay, có 04 (bốn) loại xe được phép vượt đèn vàng thậm chí là đèn đỏ, trong đó gồm có:

  • Xe chữa cháy đang đi làm nhiệm vụ;

  • Xe quân sự, xe công an đang đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, những đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

  • Xe cứu thương;

  • Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai. dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp. 

Tóm lại, chỉ có 03 trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông được vượt đèn vàng. Các trường hợp khác đều bị xử lý theo quy định. Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề đèn vàng có được đi không. Nếu quý độc giả có thắc mắc về những quy định pháp luật về giao thông, xin liên hệ 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X