hieuluat
Chia sẻ email

Di chúc có phải là hợp đồng không?

Di chúc là văn bản có giá trị pháp lý nhằm phân chia tài sản của người để lại di chúc sau khi họ qua đời. Vậy, di chúc có phải là hợp đồng không?

Mục lục bài viết
  • Di chúc có phải là hợp đồng không?
  • Di chúc có phải giao dịch dân sự không?
  • Di chúc có phải là chứng cứ trong vụ án dân sự không?
Câu hỏi: Tôi có thắc mắc muốn hỏi: di chúc có phải là hợp đồng không? Di chúc có phải giao dịch dân sự không?

Di chúc có phải là hợp đồng không?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 624, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Có nghĩa là di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân của riêng người có tài sản mà không cần thỏa thuận với ai. Sau khi người này chết đi, di sản của họ sẽ được chia theo đúng di nguyện của họ được ghi trong di chúc trừ trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động).

Như vậy, di chúc không phải là hợp đồng.

Tuy nhiên, nếu cũng thể hiện ý chí với tài sản của mình mà người có tài sản lập hợp đồng tặng cho di sản ngay khi người đó còn sống thì hợp đồng tặng cho lại chính là hợp đồng.

Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
di chuc co phai la hop dong khong
 

Di chúc có phải giao dịch dân sự không?

Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, di chúc chính là một giao dịch dân sự. Vì thế, di chúc cũng cần tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như:

- Giao dịch dân sự phải được tạo lập bởi một chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Nguồi lập di chúc (tạo lập giao dịch dân sự) có thể quy định điều kiện có hiệu lực của di chúc trừ trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ di chúc đó không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Di chúc có phải là chứng cứ trong vụ án dân sự không?

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Cũng theo Bộ luật này, chứng cứ có thể được thu thập từ các nguồn như:

- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

- Vật chứng.

- Lời khai của đương sự, của người làm chứng.

- Kết luận giám định, kết quả thẩm định tại chỗ.

- Văn bản công chứng, chứng thực...

Điều 95 Bộ luật này cũng quy định rõ:

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

Như vậy, di chúc cũng có thể là chứng cứ trong vụ án dân sự.

Trên đây là giải đáp di chúc có phải là hợp đồng không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Làm di chúc có cần luật sư không?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X