hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 02/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Di chúc: Giải đáp 6 thắc mắc thường gặp

Thừa kế theo di chúc là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi tính phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Dưới đây là giải đáp 6 thắc mắc thường gặp về di chúc trong thực tiễn.

Mục lục bài viết
  • Di chúc là gì? Có những loại di chúc nào?
  • Điều kiện để di chúc có hiệu lực 
  • Di chúc có hiệu lực từ khi nào?
  • Trường hợp nào mà di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực?
  • Di chúc có cần công chứng không? Di chúc không được công chứng thì có giá trị không?
Câu hỏi: Bố tôi năm nay 85 tuổi và đang có dự định viết di chúc để lại di sản thừa kế cho con cháu. Tuy nhiên, bố tối không biết nên viết di chúc thế nào để bảo đảm hợp lệ. Luật sư cho tổi hỏi điều kiện để di chúc có hiệu lực thực hiện là gì? Có cần phải công chứng không? Nếu chẳng may khi bố tôi mất di chúc không hợp pháp thì tài sản của bố tôi sẽ phân chia thế nào?

Di chúc là gì? Có những loại di chúc nào?

Di chúc là gì? Có những loại di chúc nào?Di Di chúc là gì? Có những loại di chúc nào?

Di chúc là một trong những lĩnh vực được điểu chỉnh bởi pháp luật dân sự, cụ thể được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc là một dạng của thừa kế, là sự thể hiện ý chí của một cá nhân trong việc định đoạt, chuyển tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác sau khi người đó chết.

Về cơ bản, các di chúc xuất hiện trong thực tiễn hiện nay đều được thể hiện dưới dạng văn bản có công chứng, chứng thực. Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự hiện hành thì di chúc được thể hiện dưới 02 hình thức: di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Trong đó, để xác định được chính xác hình thức của di chúc, người lập di chúc cần lưu ý các dạng di chúc cụ thể sau:

  • Đối với di chúc được lập bằng văn bản: Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau:

“ 1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

  • Đối với di chúc được lập bằng miệng: Theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng miệng chỉ được lập trong trường hợp người lập di chúc bị đe doạ bởi cái chết và không thể thực hiện lập di chúc bằng văn bản được. Lưu ý, sau 03 tháng kể từ thời điểm xác lập di chúc bằng miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống và minh mẫn thì di chúc bằng miệng đương nhiên bị huỷ.

Do đó, để bảo đảm di chúc được thực hiện sau khi người lập di chúc chết thì người lập di chúc nên thực hiện lập di chúc bằng văn bản.

Điều kiện để di chúc có hiệu lực 

Điều kiện có hiệu lực của di chúc?

Điều kiện có hiệu lực của di chúc?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, hiệu lực của di chúc được xác định kể từ thời điểm mở thừa kế. Vậy có phải mọi di chúc khi mở thừa kế đều có hiệu lực thực hiện? Điều kiện để di chúc có hiệu lực là gì?

Hiện nay, việc xác định hiệu lực của di chúc được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định của Bộ luật này, có thể xác định điều kiện có hiệu lực của di chúc như sau:

  • Thứ nhất, điều kiện đối với người lập di chúc theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự hiện hành. Theo đó, người lập di chúc phải đảm bảo được các điều kiện sau:

  • Lập di chúc trong trạng thái sáng suốt, minh mẫn;

  • Không bị đe doạ, cưỡng ép để lập di chúc theo ý của người khác;

  • Người lập di chúc từ đủ 15 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi có quyền lập di chúc nếu có sự đồng ý của bố, mẹ hoặc người giám hộ;

  • Người bị hạn chế về mặt thể chất hoặc người không biết chữ khi lập di chúc phải có người làm chứng và có văn bản thể hiện bằng văn bản được công chứng, chứng thực.

  • Thứ hai, điều kiện về người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc:

  • Người hưởng di sản thừa kế phải còn sống, tồn tại tại thời điểm mở thừa kế theo di chúc;

  • Không thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế (bị truất quyền thừa kế) theo quy định tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự hiện hành.

  • Thứ ba, điều kiện để di chúc bằng miệng được xem là hợp pháp: Nếu di chúc bằng miệng thể hiện được ý chí cuối cùng của người để lại di chúc trước ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì có người làm chứng ghi chép lại được ký tên hoặc điểm chỉ theo quy định.

  • Thứ tư, di chúc được lập phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc.

  • Thứ năm, di chúc được lập bằng văn bản mà không có người làm chứng hoặc không được công chứng, chứng thực thì phải đảm bảo các điều kiện để di chúc hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.

  • Thứ sáu, điều kiện về hình thức của di chúc: tuân thủ các quy định về hình thức của di chúc tại Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, khi di chúc được lập đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì khi mở thừa kế di chúc sẽ có hiệu lực và được thực hiện trên thực tế.

Di chúc có hiệu lực từ khi nào?

Di chúc có hiệu lực từ khi nào?

Di chúc có hiệu lực từ khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc có hiệu lực thực hiện trên thực tế kể từ thời điểm mở thừa kế theo di chúc. Vậy thời điểm mở thừa kế được xác định như thế nào cho chính xác?

Trên thực tế áp dụng quy định pháp luật về thừa kế thì thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản để lại trong di chúc chết. Trong trường hợp đặc biệt, nếu người để lại di chúc là người được Toà án có thẩm quyền tuyên bố đã chết thì thời điểm mở thừa kế theo di chúc được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự hiện hành.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015, Toà án xác định ngày chết của người được Toà án tuyên bố đã chết như sau:

  • Sau 03 năm kể từ ngày Toà án có quyết định tuyên bố một người mất tích có hiệu lực mà vẫn không có tin tức nào để xác thực thông tin người đó vẫn còn sống;

  • Người bị biệt tích trong thời gian chiến tranh nhưng sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc nhưng vẫn không có tin tức nào để xác thực thông tin người đó vẫn còn sống;

  • Người gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai nhưng sau 02 năm kể từ ngày mà tai nạn đó kết thúc mà vẫn không có tin tức nào để xác thực người đó vẫn còn sống, trừ trường hợp pháp luật hiện hành có quy định khác;

  • Người bị biể tích trong điều kiện không có chiến tranh, nếu bị biệt tích từ 05 năm liên tiếp trở lên mà không có thông tin nào để xác định người đó vẫn còn sống thì thời hạn xác định ngày chết của người này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, căn cứ vào quy định xác định ngày chết của một người bị Toà án tuyên bố đã chết nêu trên thì sẽ xác định thời điểm mở thừa kế là kể từ ngày đó.

Trường hợp nào mà di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực?

Di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định này thì di chúc hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện về người lập di chúc, nội dung hợp pháp, hình thức không trái quy định của pháp luật hiện hành.

Vậy có trường hợp nào di chúc đảm bảo các điều kiện được công nhận là hợp pháp mà vẫn không có hiệu lực thi hành không? Câu trả lời là có. Theo quy định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp nhưng vẫn không có hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng với thời điểm người để lại di chúc chết;

  • Cơ quan, tổ chức là những đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc không tồn tại tại thời điểm mở thừa kế;

  • Di sản thừa kế theo di chúc không tồn tại tại thừa điểm mở thừa kế theo di chúc để lại.

Di chúc có cần công chứng không? Di chúc không được công chứng thì có giá trị không?

Di chúc có cần công chứng không? Không công chứng thì có giá trị pháp lý không?

Di chúc có cần công chứng không? Không công chứng thì có giá trị pháp lý không?

Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được lập bằng văn bản có 04 loại, trong đó có di chúc được lập bằng văn bản có công chứng. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định về điều kiện của di chúc hợp pháp không quy định về điều kiện di chúc phải có công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra, tại Điều 635 Bộ luật này cũng quy định về việc người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng di chúc cho mình.

Như vậy, từ những quy định trên thì di chúc hợp pháp không bắt buộc phải công chứng. Do đó, khi di chúc không có công chứng thì vẫn có giá trị pháp lý nếu đảm bảo các điều kiện hợp pháp và có hiệu lực thi hành.

Di chúc không hợp pháp thì chia tài sản như thế nào?

Trên thực tế thực hiện quy định pháp luật về di chúc đã gặp nhiều trường hợp di chúc được công bố nhưng không hợp pháp. Điều đó làm cho những người được hưởng di sản thừa kế trở nên lúng túng không biết thực hiện phân chia di sản thừa kế thế nào cho hợp lý. Hiểu được vấn đề này, Hieuluat.vn xin hướng dẫn việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc để lại không hợp pháp.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi di chúc không hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật, nghĩa là thực hiện phân chia di sản thừa kế theo phương thức thứ hai và cụ thể là chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế. 

Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng hợp pháp được công nhận và di sản thừa kế được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế.

Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định về thứ tự hàng thừa kế như sau: 

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Như vậy, khi di chúc để lại không có hiệu lực thì sẽ thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế mà người có di sản để lại khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là 6 giải đáp liên quan đến lĩnh vực di chúc hiện nay. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X