Người có di sản có quyền để lại di chúc yêu cầu chia di sản của mình sau khi chết. Vậy, người có di sản lập di chúc làm nhà từ đường được không? Lập thế nào?
Có được lập di chúc để lại nhà làm nhà từ đường không?
Theo từ điển Hán Việt, từ đường có nghĩa là nhà thờ tổ tiên.Nhà từ đường có thể hiểu là nơi dùng để thờ cúng.
Hiện nay, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng...Như vậy, ông của bạn hoàn toàn có thể để lại di chúc yêu cầu sử dụng căn nhà của mình làm nhà từ đường sau khi chết trừ trường hợp toàn bộ di sản của ông bạn không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Ví dụ: ông bạn nợ 1 tỷ đồng, nay chết đi, muốn dành căn nhà là tài sản duy nhất để thờ cúng thì sẽ không được thực hiện mà căn nhà này sẽ được bán đi để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ 1 tỷ.
- Căn nhà để làm nhà từ đường không được chia thừa kế;
- Nếu người quản lý không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Nhà từ đường, nhà thờ họ không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 100 Luật Đất đai).
Lập di chúc làm nhà từ đường thế nào?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày ........ tháng ....... năm …, tại địa chỉ:........... ....... trước sự chứng kiến của hai người làm chứng, tôi là: ....................................................... Sinh năm: ..................
CMND số ........................ do Công an thành phố .................... cấp ngày .................
Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................
Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của tôi, cụ thể như sau:
I. Di sản
Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản của tôi, cụ thể như sau:
Ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: ........................, thành phố ......................... theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: ................................., hồ sơ gốc số: .............................................. do UBND ........................... cấp ngày ....../....../..........
Tài sản nêu trên là do tôi vất vả làm lụng, tích cóp, dành dụm cả cuộc đời mới có được. Nay, tôi để lại di chúc định đoạt về căn nhà trên như sau:
II. Người được hưởng di sản
Sau khi tôi chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) nêu tại mục I của di chúc này được sử dụng để làm nhà từ đường. Con trai lớn của tôi là ……………………. Số CCCD ………………. Hộ khẩu thường trú……………………. là người quản lý nhà từ đường trên.
Ngoài ra, tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.
III. Cam đoan của người lập di chúc.
- Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.
- Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.
- Toàn bộ Bất động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật.
- Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
Ttôi đã nghe người làm chứng đọc toàn văn bản Di chúc này và chúng tôi cũng đã tự mình đọc lại toàn bộ nội dung Di chúc, hiểu rõ, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào di chúc này trước sự có mặt của hai người làm chứng. Hai người làm chứng có tên trong Di chúc này do tôi tự nguyện mời đến chứng kiến việc tôi lập di chúc. Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi. Tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc này gồm ...... trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Người làm chứng:
1. Ông: ..............................................; Sinh năm: .......................
CMND: số ...................... do Công an thành phố ...........................
cấp ngày ....................................................................................
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................
2. Bà:........................; Sinh năm: ................................................
CMND: số ................ do Công an thành phố .................................
cấp ngày ....................................................................................
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................
Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông................... tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.
NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là giải đáp có nhà, lập di chúc làm nhà từ đường được không? Lập thế nào? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.
>> Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào?