hieuluat
Chia sẻ email

Di chúc miệng có cần công chứng không? Thủ tục thế nào?

Vẫn được xem là di chúc hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện quy định nên hiện nay nhiều người vẫn sử dụng di chúc miệng. Vậy di chúc miệng có cần công chứng không?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi trong trường ông nội tôi để lại di chúc và có người làm chứng, đánh máy lại thì bản bản di chúc đó có cần công chứng không?

Di chúc miệng có cần công chứng không?

Chào bạn, di chúc miệng được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:

- Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

- Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Bên cạnh đó, người lập di chúc có thể được phép để lại di chúc miệng nếu thuộc trường hợp cho phép (tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực theo quy định.

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật (theo Điều 630 Bộ luật Hình sự)

- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được sự đồng ý về việc lập di chúc của cha, mẹ hoặc người giám hộ (theo Điều 625 Bộ luật Hình sự)

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (theo Điều 634, Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 56 Luật Công chứng 2014)

Như vậy, dựa theo những quy định nêu trên thì việc công chứng di chúc miệng là điều kiện bắt buộc để đảm tính hợp pháp và hiệu lực của di chúc.

Lưu ý: Sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc  miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc miệng, trừ những trường hợp quy định tại theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

di chuc mieng co can cong chung khong

Thủ tục công chứng di chúc miệng thế nào?

Căn cứ Luật Công chứng 2014 để công chứng, chứng thực di chúc, cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có, theo mẫu quy định)

- Dự thảo Di chúc

- Giấy tờ tùy thân:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu của người lập di chúc và người nhận di sản,

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Đăng ký kết hôn…

- Các loại giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Đăng ký xe ô tô/xe máy…

Các loại giấy tờ nêu trên chỉ cần nộp bản chụp, bản in hoặc có thể là bản đánh máy, không phải chứng thực. Khi nộp bản sao cần xuất trình bản chính để đối chiếu.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại cơ quan có thẩm quyền công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;

Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, nếu trong trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản thì có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở, người lập di chúc không phải đến tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện.

Trên đây là giải đáp về vấn đề di chúc miệng có cần công chứng không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Di chúc miệng có hiệu lực bao lâu? Hết hiệu lực chia thế nào?

Có thể bạn quan tâm

X