Trong một số trường hợp, người có di sản phải để lại di chúc miệng, thay vì di chúc bằng văn bản. Theo quy định hiện hành, di chúc miệng có hiệu lực bao lâu? Hết hiệu lực chia thế nào?
Di chúc miệng có hiệu lực bao lâu?
Chào bạn. Qua câu hỏi của bạn, chúng tôi giả sử rằng di chúc miệng của bố bạn hợp pháp hoàn toàn về nội dung, chủ thể, hình thức nên có hiệu lực pháp luật.Xem thêm: Cách lập di chúc miệng thế nào?
Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, khi bố của bạn ở trong hoàn cảnh bị đe dọa tính mạng, nguy kịch,...thì hoàn toàn được quyền lập di chúc miệng và phải có người làm chứng theo quy định của pháp luật và bản di chúc được công chứng/chứng thực.
Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ ngày bố bạn lập di chúc mà bố bạn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Theo trình bày của bạn, sau 3,5 tháng kể từ ngày bố bạn lập di chúc miệng thì mới qua đời. Điều này có nghĩa là, hiện nay, di chúc miệng đã hết hiệu lực trừ trường hợp trong suốt 3,5 tháng này, bố bạn không còn mình mẫn, sáng suốt.
Trường hợp này dù sau 3,5 hay nhiều tháng vẫn có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, di chúc miệng có hiệu lực trong vòng 03 tháng nếu người để lại di chúc khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt. Nếu người lập di chúc không đáp ứng các điều kiện khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Di chúc miệng hết hiệu lực, di sản được chia thế nào?
Nếu di chúc miệng của bố bạn đã hết hiệu lực thì di sản được chia theo pháp luật.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo các hàng theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Lưu ý rằng, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Chẳng hạn. Hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn có bạn và mẹ bạn thì di sản được chia đôi, mỗi bên được nhận một nửa.Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trên đây là giải đáp di chúc miệng có hiệu lực bao lâu? Hết hiệu lực phải làm gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.