Ai cũng biết rằng đèn xanh là được đi, thế nhưng trong trường hợp di chuyển khi đèn xanh còn 2 giây có bị phạt không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Chạy xe khi đèn xanh còn 2 giây có bị phạt không?
Đây là một tình huống không hiếm gặp khiến người tham gia giao thông đắn đo về việc đi tiếp có bị phạt không hay phải dừng lại.
Cụ thể theo điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì ý nghĩa của đèn giao thông là:
Đèn màu đỏ không được di chuyển;
Đèn màu xanh được phép đi;
Đèn màu vàng là tín hiệu phải dừng lại trước vạch nếu như đi quá vạch thì được đi tiếp.
Vì thế, trong trường hợp đèn xanh còn 2 giây nghĩa là bạn vẫn được di chuyển, nếu như di chuyển đến qua vạch mà đèn đã chuyển vàng thì bạn vẫn được đi tiếp. Vậy nên nếu đèn xanh còn 2 giây mà bạn đã gần qua vạch dừng thì bạn sẽ được đi tiếp mà không bị phạt.
Di chuyển khi đèn xanh còn 2 giây không bị phạt
Đèn vàng thường là đèn báo hiệu chuyển tiếp sang đỏ và người tham gia giao thông phải dừng lại để chuẩn bị cho làn khác di chuyển. Các phương tiện làn đó dừng thì sẽ tạo điều kiện cho giao lộ thông thoáng hơn, nên thường đèn vàng được quy định thời gian rất ngắn khoảng 5 giây. Thời gian này được gọi là thời gian dọn sạch đường, cho làn khác di chuyển không bị cản trở.
2. Vượt đèn vàng có bị phạt tiền không?
Như vậy, bạn đã có câu trả lời về vấn đề đèn xanh còn 2 giây có bị phạt không? Có thể thấy nhiều người vẫn luôn quan tâm đến đèn đỏ mà ít khi quan tâm đến đèn vàng, nên khiến nhiều bạn đọc không biết việc vượt đèn vàng vẫn bị xử phạt hành chính.
Vượt đèn vàng có bị phạt không?
Căn cứ vào nội dung Luật an toàn giao thông đã nêu trên thì có thể thấy với đèn giao thông đã chuyển vàng, mà bạn vẫn chưa đến vạch dừng thì bắt buộc bạn phải dừng lại, không được di chuyển tiếp.
Nếu như di chuyển vượt qua vạch dừng khi đèn đã chuyển vàng vẫn bị coi là hành vi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và bị xử phạt hành chính.
Tuy nhiên quy định về đèn vàng này vẫn ngoại trừ trường hợp đèn vàng nháy liên tục, đây là tín hiệu ở các cột đèn giao thông thường bật vào ban đêm, khi thấy đèn này thì bạn được phép di chuyển nhưng phải di chuyển chậm và quan sát đường.
3. Di chuyển thế nào là tuân thủ quy tắc đèn giao thông?
Cũng căn cứ vào quy định nêu trên thì có thể thấy người tham gia giao thông cần di chuyển như sau để tuân thủ quy định về an toàn giao thông:
Khi đèn chuyển xanh thì được phép di chuyển,
Khi đèn chuyển đỏ thì không được di chuyển và dừng lại trước vạch;
Còn khi đèn vàng, nếu đã đi qua vạch dừng thì đi tiếp, còn nếu như vừa chạm vạch thì đèn chuyển vàng phải dừng lại.
Tuy nhiên trong tình huống bạn dừng lại trước vạch mà trong tình huống nguy hiểm, cấp bách thì bạn hoàn toàn được tiếp tục di chuyển qua giao lộ.
Những người điều khiển phương tiện cần thật sự lưu ý rằng để di chuyển qua khu vực giao lộ an toàn thì cần quan sát kỹ càng đèn tín hiệu giao thông. Bởi những giao lộ lớn cần thời gian di chuyển dài, nếu như bạn di chuyển khi đèn xanh còn thời gian ngắn sẽ không thể đi hết giao lộ. Vì thế trong tình huống như vậy bạn nên dừng lại ngay để chờ đến lượt đèn tiếp theo.
4. Làm sao để chứng minh không vượt đèn đỏ?
Vậy nếu như tình huống bạn di chuyển khi đèn xanh còn 2 giây, khi hết ngã tư thì đèn chiều của bạn đã chuyển đỏ, nhưng bạn bị cán bộ giao thông yêu cầu dừng lại với lỗi vượt đèn đỏ thì cần chứng minh ra sao?
Cũng căn cứ quy định đã nêu trên thì có thể thấy nếu như bạn di chuyển khi đèn xanh còn 2 giây là hoàn toàn đúng luật, khi qua vạch mà đèn chuyển vàng thì bạn hoàn toàn được đi tiếp.
Trường hợp này bạn thật sự bình tĩnh và trình bày quá trình di chuyển của mình và sự hiểu biết rõ về quy tắc đèn giao thông cho cán bộ hiểu để không bị phạt hành chính.
Nếu như trên đường có lắp camera thì hoàn toàn dựa theo camera ghi lại để chứng minh việc di chuyển của bạn là đúng luật.
5. Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023?
Vượt đèn đỏ bị phạt như thế nào?
Nếu như trong trường hợp vượt đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng với loại phương tiện như sau (căn cứ vào Điều số 5,6,7,8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
Với ô tô bị xử phạt từ 4 đến 6 triệu đồng;
Với xe máy bị xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng;
Với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng thì bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu;
Với xe đạp thì bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng
(Các phương tiện xe ô tô, xe máy, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng còn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng)
Tóm lại trong tình huống bạn đã di chuyển vượt qua vạch dừng của chiều mình đi thì hãy di chuyển tiếp, không nên dừng lại để tránh việc gây cản trở cũng như nguy hiểm khi làn khác di chuyển.
Như vậy, qua bài viết này thì đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về câu hỏi đèn xanh còn 2 giây có bị phạt không? Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có cách ứng xử và tuân thủ đúng quy tắc an toàn giao thông tránh những vi phạm không đáng có. Nếu có thắc mắc về các quy định của luật giao thông, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.