hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 03/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phạm nhân được gọi điện thoại cho ai? Được dùng điện thoại không?

Việc liên lạc với người thân của phạm nhân khi đang chấp hành hình phạt tù là điều mà nhiều người quan tâm. Vậy phạm nhân được gọi điện thoại cho ai? Trong tù có được sử dụng điện thoại không?

Câu hỏi: Con tôi bị tuyên phạt 21 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích, vậy cháu nó đi tù có được dùng điện thoại không? Con tôi có thể được gọi điện về nhà không?

Phạm nhân được gọi điện thoại cho ai?

Căn cứ Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, phạm nhân được gọi điện thoại trong nước với thân nhân 01 lần/tháng, không quá 10 phút/lần, trừ trường hợp cấp bách

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA thì thân nhân mà phạm nhân được gọi điện là những người sau đây:

Ông bà nội ngoại của phạm nhân; bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ/chồng của phạm nhân, bố mẹ nuôi hợp pháp của phạm nhân; vợ hoặc chồng; con của phạm nhân (con đẻ, con nuôi hợp pháp, con rể, con dâu); anh, chị, em của phạm nhân (anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu/rể hoặc anh chị em vợ/chồng) và cô, dì, chú, bác hay cậu của phạm nhân, cháu ruột của phạm nhân.

Phạm nhân được gọi điện thoại cho ai?Phạm nhân được gọi điện thoại cho ai?

Đi tù có được dùng điện thoại không?

Đi tù có được dùng điện thoại không?

Tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về việc liên lạc của phạm nhân tại cơ sở giam giữ như sau:

- Phạm nhân sẽ được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân của mình, số lần liên lạc mỗi tháng 01 lần, mỗi lần liên lạc kéo dài không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách thì có thể kéo dài thời gian liên lạc hoặc tăng số lần liên lạc.

- Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện là người có thẩm quyền tiến hành xem xét, quyết định việc cho phạm nhân được liên lạc bằng điện thoại với thân nhân và phải tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

Điều 12 Thông tư 14/2020/TT-BCA có hướng dẫn cụ thể về chế độ liên lạc này như sau:

- Các cơ sở giam giữ phạm nhân (trại giam, trại tạm giam) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông tại địa phương để tiến hành lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc điện thoại không dây. Đồng thời, tiến hành tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân của họ.

- Cước phí gọi điện thoại cho người thân của phạm nhân sẽ được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả hoặc được trả từ các nguồn tương trợ khác với điều kiện được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân đồng ý.

- Phạm nhân đạt thành tích tốt, lập công thì có thể được khen thưởng tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại với người thân.

- Việc liên lạc bằng điện thoại với thân nhân được thực hiện theo đúng nội dung đã đăng ký; ngôn ngữ sử dụng là tiếng việt, nếu phạm nhân nói tiếng dân tộc thiểu số/người không biết tiếng Việt thì có thể dùng ngôn ngữ khác.

- Việc liên lạc bằng điện thoại với thân nhân có thể bị hạn chế tối đa không quá 03 tháng nếu phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ một cách thường xuyên.

- Phạm nhân trong cơ sở giam giữ đang bị điều tra, truy tố, hoặc xét xử về hành vi phạm tội khác thì sẽ không được liên lạc với thân nhân của họ bằng điện thoại. Việc này sẽ được cơ sở giam giữ thông báo cho phạm nhân  và thân nhân của họ để biết và thực hiện.

- Việc sử dụng điện thoại gọi cho thân nhân sẽ được giám sát chặt chẽ, có sổ theo dõi, cập thông tin.

Như vậy, thông qua các quy định nêu trên thì phạm nhân được dùng điện thoại để gọi điện cho thân nhân của mình. Tuy nhiên cần lưu ý, đây không phải là điện thoại cá nhân của phạm nhân mà là điện thoại do cơ sở giam giữ lắp đặt, quản lý. Đồng thời, việc sử dụng điện thoại sẽ được giám sát và phải tuân theo quy định chặt chẽ về thời gian, nội dung nói chuyện.

Phạm nhân cố tình mang điện thoại vào trại giam có làm sao không?

Phạm nhân cố tình mang điện thoại vào trại giam có làm sao không?

Như nội dung đã nêu tại mục trên, phạm nhân được dùng điện thoại được lắp đặt tại cơ sở giam giữ để gọi điện cho người thân của mình; không được sử dụng điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, nếu phạm nhân cố tình mang điện thoại vào trại giam thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA thì một trong những đồ vật bị cấm mang vào cơ sở giam giữ là: Các thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, các phương tiện ghi âm hoặc thiết bị ghi hình.

Như vậy, điện thoại di động cá nhân bị cấm mang vào trại giam. Phạm nhân cố tình vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BCA như sau:

- Thu giữ điện thoại mà phạm nhân cố tình mang vào trại giam: Sự việc này sẽ được lập biên bản, điện thoại bị thu lại và được bảo quản nguyên vẹn. Điện thoại bị thu giữ sẽ phải được niêm phong, lưu giữ để làm rõ nội dung vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

- Quyết định khởi tố vụ án có liên quan đến điện thoại mà phạm nhân cố tình mang vào nếu có dấu hiệu tội phạm. Giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ sẽ là người có thẩm quyền quyết định vân đề này; ra văn bản và chuyển hồ sơ vi phạm cũng như vật chứng cho cơ quan điều tra co thẩm quyền xử lý theo đúng quy định pháp luật thi hành án.

Bài viết trên đây giúp các bạn hiểu về nội dung phạm nhân được gọi điện thoại cho ai và các quy định liên quan.  Nếu còn bất kỳ vấn đề nào chưa rõ, cần được tư vấn thêm các bạn vui lòng liên hệ tổng đài:  19006199.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X