hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mượn xe máy người khác lưu thông, cần lưu ý gì để không bị phạt?

Việc mượn xe của người khác để lưu thông khá phổ biến, vậy khi mượn xe người khác có bị phạt vì lỗi không chính chủ không, và cần cần lưu ý những gì để không bị phạt?

Mục lục bài viết
  • 1. Xe không chính chủ phạt bao nhiêu?
  • 2. Đi xe máy không chính chủ cần có giấy tờ gì?
  • 3. Đi xe máy không chính chủ có thể bị phạt những lỗi gì?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay lỗi đi xe không chính chủ cả ô tô lẫn xe máy có mức phạt là bao nhiêu?

1. Xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

xe khong chinh chu phat bao nhieu

Chào bạn, căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi xe không chính chủ bị xử phạt như sau:

Phương tiện

Hành vi

Mức phạt

Xe máy

- Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

- Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;"

  • 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với cá nhân
  • 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức

(điểm a, điểm b khoản 4 Điều 30)

Ô tô

xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô

  • 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân
  • 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức

(điểm I khoản 7 Điều 30)

Thế nhưng tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100 cũng quy định rõ, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (lỗi xe không chính chủ) chỉ bị xử phạt khi bị phát hiện qua 02 trường hợp:

- Qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Qua công tác đăng ký xe.

Câu hỏi: Tôi mượn xe máy của người khác đi thường xuyên, cho tôi hỏi việc đi xe máy không chính chủ có bị phạt không? Khi đi đường cần phải mang theo các giấy tờ gì?

2. Đi xe máy không chính chủ cần có giấy tờ gì?

Chào bạn, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được thông tin như sau:

Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019 như đã nêu ở nội dung trên thì việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ thực hiện thông qua 02 trường hợp.

Thứ nhất là qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

Thứ hai là qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, có thể hiểu nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày thì cảnh sát giao thông (CSGT) mới được phép phạt chủ xe lỗi không chính chủ.

Nếu bạn mượn xe người khác tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, bạn chỉ cần xuất trình đầy đủ các giấy tờ sau:

1. Giấy đăng ký xe

2. Bằng lái xe

3. Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

Nếu là ô tô thì cần có thêm giấy đăng kiểm xe.

Như vậy khi đi xe máy không chính chủ, bạn chỉ cần mang đủ các loại giấy tờ nêu trên sẽ không bị phạt về lỗi không chính chủ.

Nếu trong trường hợp này, CSGT vẫn xử phạt được xem là trái quy định của pháp luật. Người bị xử phạt có thể gọi đến đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 hoặc có thể khiếu nại đến đơn vị chiến sĩ CSGT đang làm việc.

Riêng đối với những người mua xe máy cũ vẫn nên làm thủ tục sang tên xe, vì theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM thì người dân không nên xem nhẹ việc sang tên xe vì thực tế, khi có tai nạn giao thông xảy ra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới xe đó thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu xe để xác minh.

xe khong chinh chu phat bao nhieu

3. Đi xe máy không chính chủ có thể bị phạt những lỗi gì?

Theo nội dung trên có thể thấy, nếu mang đủ các loại giấy tờ trên dù sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ nhưng người mượn xe máy của người khác lưu thông có thể bị xử phạt về các hành vi vi phạm khác. Mời bạn theo dõi tiếp thông tin dưới đây:

Cũng giống với xe chính chủ, khi mượn xe người khác để lưu thông, người tham gia giao thông cũng sẽ bị xử phạt nếu có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và bị CSGT xử phạt theo quy định.

Từ 2022, áp dụng mức phạt quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hành vi

Mức phạt

Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách

Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng (điểm n khoản 3 Điều 6)

Xe máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng (khoản 5 Điều 6)

- Dừng, đỗ trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính

- Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h…

Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng (khoản 5 Điều 6)

- Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h - 20 km/h

- Dừng, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông…

- Đi xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ hoặc biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số..

Phạt từ 800.000 nghìn đồng - 1 triệu đồng (khoản 4 Điều 6)

Liên quan đến vấn đề xe chính chủ, chúng tôi vừa giải đáp vướng mắc đi xe máy không chính chủ, lưu ý gì để không bị phạt? Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline  19006199 để được tư vấn.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X