Tinh thần Nghị quyết 27 năm 2018 về cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ 5 loại phụ cấp. Vậy điều gì sẽ xảy ra với phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024, thời điểm dự định thực hiện cải cách?
Điều gì sẽ xảy ra với phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024?
Chào bạn, theo Nghị quyết 27-NQ/TW bên cạnh việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, tổng quỹ phụ cấp.
Theo đó, bãi bỏ 5 loại phụ cấp trong đó bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề đang áp dụng hiện hành.
Cụ thể, chủ trương của Nghị quyết này là sau khi tiến hành cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề trừ các đối tượng gồm quân đội, công an, cơ yếu…
Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương thì chỉ còn 3 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là:
- Quân đội;
- Công an;
- Cơ yếu.
Việc tiếp tục duy trì phụ cấp thâm niên với các đối tượng nêu trên nhằm bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
Với với các đối tượng cán bộ, công chức hiện đang hưởng phụ cấp thâm niên thì sẽ không còn hưởng loại phụ cấp này khi tiến hành cải cách chính sách tiền lương.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 27 sẽ thực hiện sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành nhằm bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
Dự kiến sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cơ cấu tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bao gồm: 70% lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). |
Cách tính phụ cấp thâm niên theo quy định hiện nay
Căn cứ vào điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP về các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc thì phụ cấp thâm niên nghề áp dụng với:
- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân
- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
Mức phụ cấp nghề được quy định như sau:
Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Từ năm thứ sáu trở đi thì mỗi năm được tính thêm 1%.
Đối với giáo viên, căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP thì:
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và cũng từ năm thứ sáu trở đi, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Theo đó, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được hướng dẫn như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng) x (Lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ) x (Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng).
Hiện nay mức lương cơ sở (tối thiểu chung) theo Nghị định 24/2023 đang là 1,8 triệu đồng/tháng.
Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm trong đó có 7 năm là tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm công tác ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm công tác tại trường mầm non công lập).
Và mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15% so với mức lương hiện hưởng.
Trên đây là các thông tin về phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.