Điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ theo quy định hiện nay là gì? Trường hợp nào được coi là nhà xây sai phép? Cùng giải đáp vướng mắc này với HieuLuat trong bài viết sau đây.
Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình hàng xóm của tôi xây dựng 7 tầng trong khi theo tôi được biết, khu vực chỗ tôi chỉ được xây dựng tối đa 5 tầng.
Một số người bạn nói với tôi rằng, xây dựng nhà ở trong một số trường hợp dù là trái quy định nhưng vẫn được phép tồn tại hợp pháp.
Liệu rằng có phải giống như đối với trường hợp gia đình hàng xóm của tôi không?
Chào bạn, để biết những điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ thì cần phải hiểu rõ những trường hợp nào được coi là xây nhà sai quy định/trái phép.
Với những thắc mắc của bạn, căn cứ quy định hiện hành, chúng tôi giải đáp chi tiết cho bạn như sau:
Hiểu thế nào là nhà xây sai phép?
Nhà xây sai phép có thể được hiểu là nhà ở xây dựng trái quy định pháp luật.
Có thể là vi phạm các quy định về xây dựng, về đất đai và bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự.
Cụ thể, chúng tôi liệt kê một số trường hợp nhà xây sai phép khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP hoặc Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 91/2019/NĐ-CP như sau:
Nhà xây dựng không có giấy phép xây dựng;
Nhà xây dựng trái giấy phép, trái với bản vẽ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
Xây dựng nhà ở trong trường hợp phải điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng nhưng không thực hiện;
Xây dựng nhà ở gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình lân cận/công trình liền kề;
Xây dựng nhà ở không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;
Nhà ở tự ý cơi nới, lấn chiếm không gian, diện tích;
Nhà xây dựng không đúng mục đích đất đã được xác định;
….;
Thông thường, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi xây dựng nhà ở trái quy định pháp luật được áp dụng là:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất nếu bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với hành vi xây nhà không đúng mục đích đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất;
Hoặc buộc phải phá dỡ, tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm;
Nếu người vi phạm không tự nguyện khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, phá dỡ phần công trình vi phạm thì còn bị cưỡng chế thực hiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc xây dựng nhà sai phép vẫn không bị tháo dỡ, phá bỏ.
Thậm chí, còn được phép tồn tại hợp pháp, được đăng ký quyền sở hữu tài sản là nhà ở gắn liền với đất vào giấy chứng nhận đã cấp theo trình tự, thủ tục luật định.
Điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ 2023
Để không bị tháo dỡ, phá bỏ nhà ở, phần công trình của nhà ở vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng, người vi phạm phải tuân thủ các điều kiện nhất định của pháp luật, chi tiết được chúng tôi trình bày ở phần dưới.
Như vậy, nhà xây sai phép là hành vi xây dựng nhà ở trái quy định pháp luật.
Một số hành vi dễ nhận thấy được chúng tôi liệt kê như trên.
Về nguyên tắc, việc xây dựng nhà ở trái pháp luật sẽ phải phá bỏ.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu thỏa mãn điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ, phá dỡ theo quy định thì nhà ở vẫn được tồn tại hợp pháp.
Điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ là gì?
Căn cứ Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nhà ở được phép tồn tại nếu như thuộc các trường hợp đặc biệt luật định.
Đây cũng có thể coi là chính sách hỗ trợ/nới lỏng điều kiện về sự hợp pháp cho người vi phạm.
Nói cách khác, người vi phạm đạt được điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ theo quy định thì được tiếp tục sử dụng, thực hiện các quyền của chủ sở hữu.
Cụ thể, các trường hợp, các điều kiện để nhà ở được tồn tại khi xây dựng trái phép là:
Trường hợp 1: Đối với nhà đang xây dựng
Phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng/hoặc được điều chỉnh giấy phép, thiết kế xây dựng/gia hạn giấy phép xây dựng;
Hồ sơ xin cấp giấy phép trong trường hợp này phải được nộp tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Và thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng, điều chỉnh thiết kế xây dựng;
Trường hợp 2: Đối với nhà đã hoàn thành việc xây dựng
Phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu xây dựng, hoàn thành trước 1/7/2006 hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu xây dựng, hoàn thành từ 1/7/2006 trở về sau;
Nội dung xác nhận bao gồm:
Hoàn thành trước 1/7/2006 | Hoàn thành từ thời điểm 1/7/2006 trở về sau |
|
|
Một vài trường hợp nhà ở trái phép vẫn được tồn tại nếu có xác nhận của UBND
Đối chiếu với thông tin chúng tôi nhận được, việc không bị tháo dỡ nhà xây dựng trái pháp luật của nhà hàng xóm bạn có thể do:
Đã xin cấp giấy phép xây dựng/xin điều chỉnh giấy phép xây dựng/xin điều chỉnh bản vẽ theo quy định tại Nghị định 16 nêu trên sau khi đã bị xử phạt vi phạm;
Đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhà ở tồn tại hợp pháp theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
Hoặc chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xác định hành vi xây dựng trái pháp luật;
Hoặc tại thời điểm họ xây dựng đã có sự điều chỉnh về quy hoạch xây dựng;
...;
Do chưa được tiếp cận hồ sơ vụ việc thực tế nên chúng tôi chưa thể có kết luận chính xác nhất cho tình huống mà bạn đã nêu.
Như vậy, điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, nếu nhà ở đang thi công thì cần bổ sung giấy phép theo quy định, hoặc nhà ở đã được xây dựng thì phải có văn bản chấp thuận cho phép căn nhà được tồn tại của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là giải đáp về vấn đề điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.