hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 04/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điều kiện, phạm vi khởi kiện vụ án dân sự [Mới nhất]

Việc nắm bắt điều kiện và phạm vi khởi kiện vụ án dân sự theo quy định mới nhất không phải là điều đơn giản. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu về điều kiện, phạm vi khởi kiện vụ án dân sự theo quy định mới nhất.

Mục lục bài viết
  • Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
  • Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự
  • Thế nào là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu?
Câu hỏi: Chào luật sư tôi là đại diện pháp luật của một công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa rồi công ty tôi nhận gia công cho đối tác, tuy nhiên khi chúng tôi giao đầy đủ hàng hóa cho đối tác thì đối tác không trả tiền mặc dù chúng tôi đã đốc thúc rất nhiều lần. Luật sư cho tôi hỏi tôi với tình huống trên chúng tôi có thể khởi kiện đối tác không? Điều kiện và phạm vi khởi kiện với pháp luật hiện hành như thế nào.? xin cảm ơn luật sư

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Việc khởi kiện tại toà án cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Đầu tiên: Về chủ thể khởi kiện:

Căn cứ các Điều 186; 187 và Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để khởi kiện vụ án dân sự chủ thể thì cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp thì mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. 

Chủ thể không bị xâm phạm quyền và lợi ích thì không có quyền khởi kiện trừ một số trường hợp tương đối đặc biệt được quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như: 

Cơ quan nhà nước quản lý về trẻ em, về gia đình, phụ nữ Việt Nam, có thể khởi kiện trong trường hợp xét thấy để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người khác, vì cơ bản đây là các đối tượng được nhà nước cho rằng ở “thể yếu” và gặp nhiều khó khăn khi tiến hành khởi kiện. 

Thứ hai: Về thẩm quyền 

Vụ án mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn. 

Thêm vào đó điểm c, d khoản 3 Điều 191 tại giai đoạn thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện/chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án Nhân dân có thẩm quyền. 

Thứ ba: Về thời hiệu 

Căn cứ khoản 3 Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn (một khoảng thời gian nhất định) mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án bảo vệ lợi ích và quyền hợp pháp bị xâm phạm cho mình, khi thời hạn này kết thúc thì chủ thể bị xâm phạm mất quyền khởi kiện. Tùy vào từng loại vụ việc mà thời hiệu là khác nhau. 

Ví dụ thời hiệu về yêu cầu chia di sản thừa kế đối với động sản là 10 năm và 30 đối với bất động sản (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015) hay 03 năm đối với với yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015)

Thứ tư: Về tính không trùng lặp  

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì chỉ được khởi kiện vụ án dân sự khi vụ án đó chưa được giải quyết bằng quyết định, bản án của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó nếu vụ án dân sự đã được giải quyết thì không đủ điều kiện để khởi kiện.  

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền quyết định phạm vi khởi kiện, các yêu cầu khởi kiện nếu có có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 

Thêm vào đó Tòa án chỉ xem xét và giải quyết các yêu cầu trong đơn khởi kiện của đương sự, do đó cần lưu ý vấn đề này khi tiến hành khởi kiện. 

Tuy nhiên người khởi kiện cần lưu ý, khi khởi kiện và đưa ra yêu cầu khởi kiện cần có cơ sở căn cứ cho yêu cầu của mình nếu không tòa án sẽ bác các yêu cầu trong đơn khởi kiện khi không đủ căn cứ chấp nhận. 

Thế nào là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu?

Căn cứ Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 việc bổ sung thay đổi của nguyên đơn được Tòa án xem xét khi không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. 

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Thông thường để cho rằng việc sửa đổi bổ sung vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu khi việc sửa đổi bổ sung làm phát sinh thêm quan hệ tranh chấp mới. 

Ví dụ: Ông A kiện đòi 200 mét vuông đất của ông B sau đó bổ sung thêm kiện đòi ông B trả số tiền 300 triệu mà ông A đã mượn là vượt phạm vi khởi kiện ban đầu, điều này làm phát sinh thêm quan hệ tranh chấp. 

Trên đây là bài viết về nội dung Điều kiện, phạm vi khởi kiện vụ án dân sự theo quy định mới nhất, nếu có thắc mắc gì thêm xin mời quý độc giả liên hệ số điện thoại 1900 6119 để được tư vấn giải quyết.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X