hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 07/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội thì có báo tăng được không?

Hiện nay thực trạng xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội vậy liệu doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội thì có báo tăng được không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

 
Mục lục bài viết
  • 1. Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội thì có báo tăng được không?
  • 2. Hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội bao gồm những gì?
  • 3. Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội có bị phạt hay không ?
Câu hỏi: Câu hỏi: Công ty tôi nợ Bảo hiểm xã hội từ T7/2022 đến nay, nhưng sắp tới có một nhân viên chuẩn bị vào chính thức cần đóng bảo hiểm xã hội. Vậy cho tôi hỏi với tình hình hiện tại của công ty tôi hiện nay thì liệu có thể báo tăng bảo hiểm xã hội được không?

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là vấn đề không hiếm gặp hiện nay, rất nhiều công ty nợ bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Vậy khi công ty nợ bảo hiểm xã hội thì liệu có thể báo tăng bảo hiểm xã hội được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.

…”

Như vậy sự thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội ở đây chính là các trường hợp báo tăng, giảm bảo hiểm xã hội.

Các trường hợp báo tăng bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động với người lao động

  • Người lao động trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động

  • Người lao động trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng

Mặt khác căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 99 Luật BHXH 2014 quy định rằng trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Có thể thấy rằng, việc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không làm ảnh hưởng đến vấn đề có báo tăng bảo hiểm xã hội được hay không. Việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động là quyền lợi của người lao động và là trách nhiệm của doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng pháp luật.

Vậy trong tình huống trên, công ty bạn phải tiến hành báo tăng BHXH cho nhân viên trong vào 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp nợ BHXH báo tăng được không?

Doanh nghiệp nợ BHXH báo tăng được không?

2. Hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT thì hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội bao gồm:

Người lao động 

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

 Doanh nghiệp sử dụng lao động:

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng tổng hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội là 1 bộ

Như vậy để có thể báo tăng bảo hiểm xã hội thì cần phải có đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu và phải đạt chuẩn mẫu theo quy định của pháp luật.

Thủ tục báo tăng BHXH

Thủ tục báo tăng BHXH được quy định cụ thể

3. Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội có bị phạt hay không ?

Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội ảnh hướng rất nhiều đến quyền và lợi ích của người lao động vậy việc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội có bị xử lý theo quy định của pháp luật hay không ?

Căn cứ vào các khoản tại điều 39 Nghị định 12/2022 NĐ- CP quy định các mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Người sử dụng lao động nợ BHXH thì sẽ bị xử phạt như sau:

Mức phạt

Cơ sở pháp lý 

Mức phạt tiền

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số BHXH phải đóng nhưng không quá 75.000.000 đồng

điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ- CP

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc đóng đủ BHXH , tiền lãi chậm trả..

khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022 NĐ- CP

Lưu ý: Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng theo pháp luật để tránh các trường hợp không đáng có xảy ra.Mức phạt cho doanh nghiệp khi nợ BHXH

Mức phạt cho doanh nghiệp khi nợ BHXHMức phạt cho doanh nghiệp khi nợ BHXH

Tóm lại, bài viết đã giải quyết được câu hỏi doanh nghiệp nợ BHXH thì có báo tăng được không. Việc doanh nghiệp nợ BHXH xã hội không làm ảnh hưởng đến việc báo tăng bảo hiểm xã hội, đồng thời bài viết cũng đã cung cấp thêm những kiến thức về hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội cũng như các chế tài đối việc việc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Mong rằng với những thông tin trên là hữu ích có thể giúp được cho bạn trong quá trình làm việc.

Nếu có thắc mắc về các quy định của luật giao thông, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X