hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 23/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đối tượng nào được thuê nhà ở công vụ?

Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm những ai? Thủ tục để thuê được nhà ở công vụ như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tại địa phương nơi tôi công tác đang xây dựng khu nhà công vụ.

Xin hỏi, những đối tượng nào thuộc trường hợp được thuê nhà ở công vụ?

Nếu được thuê thì thủ tục thực hiện như thế nào?

Chào bạn, với vướng mắc liên quan đến đối tượng được thuê nhà ở công vụ, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Đối tượng được thuê nhà ở công vụ gồm những ai?

Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Nhà ở 2014, có 7 nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ, bao gồm:

Nhóm 1, cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước

  • Đây là đối tượng được ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

  • Nhà công vụ có thể là biệt thự, căn hộ chung cư,... tùy cấp bậc;

Nhóm 2, các cán bộ, công chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc nhóm 1 nhưng có điều kiện kèm theo

  • Đây là những người được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan Trung ương và giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên;

  • Hoặc là người được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương và giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

Nhóm 3, cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc nhóm 2 nêu trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu/vùng xa/vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn/hoặc khu biên giới, hải đảo

Nhóm 4, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ trường hợp phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang theo luật định

Nhóm 5, giáo viên công tác tại khu vực nông thôn/hoặc xã vùng sâu, vùng xa/hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn/hoặc khu vực biên giới, hải đảo

Nhóm 6, bác sĩ, nhân viên y tế công tác tại khu vực nông thôn/hoặc xã vùng sâu, vùng xa/hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn/hoặc khu vực biên giới, hải đảo

Nhóm 7, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng

Như vậy, có 7 nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ như chúng tôi đã liệt kê ở trên.

Tương ứng với mỗi nhóm đối tượng này là các loại hình nhà ở công vụ với các tiêu chuẩn nhà ở công vụ khác nhau.

Đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định 2023Đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định 2023

Thủ tục thuê nhà ở công vụ như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2015/TT-BXD, thủ tục thuê nhà ở công vụ được thực hiện thông qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Người thuê nhà ở công vụ nộp hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ cho cơ quan quản lý nhà

  • Bước 2: Xét duyệt hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ

  • Bước 3: Ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ

Một số công việc cụ thể khi thực hiện thủ tục thuê nhà ở công vụ như sau:

Bước thực hiện

Công việc cụ thể của từng bước

Bước 1: Người thuê nhà ở công vụ nộp hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ cho cơ quan quản lý nhà

  • Người có yêu cầu thuê nhà ở công vụ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi tới cơ quan đang trực tiếp quản lý;

  • Hồ sơ gồm:

    • Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ - phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BXD có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý;

    • Quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định/hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý;

    • Riêng đối tượng thuê là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì tuân thủ theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ

  • Tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ kiểm tra hồ sơ, gửi văn bản tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê nhà ở công vụ;

  • Cơ quan có thẩm quyền này có thể là:

    • Bộ Xây dựng (nếu là nhà ở công vụ của Chính phủ);

    • Cơ quan quản lý nhà ở công vụ trực thuộc bộ, ngành (nếu nhà ở công vụ của Bộ, ngành đã được giao quản lý);

    • Sở Xây dựng (nếu nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý);

    • Phòng có chức năng quản lý nhà của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu nhà giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý);

    • Cơ quan quản lý nhà ở theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tương ứng với nhà ở công vụ do hai bộ này quản lý;

  • Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho thuê nhà ở công vụ theo chức năng, quyền hạn của mình;

Bước 3: Ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ

  • Sau khi xem xét đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ đề nghị đơn vị quản lý vận hành ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trực tiếp với người thuê;

  • Việc ký kết này dựa trên Quyết định bố trí nhà ở công vụ hoặc quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu;

Như vậy, những đối tượng được thuê nhà ở công vụ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho thuê nhà ở công vụ với các bước thực hiện như chúng tôi nêu trên.

Trên đây là giải đáp về vấn đề đối tượng được thuê nhà ở công vụ, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X