hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 26/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời và hướng dẫn viết

Trong một số trường hợp, các bên đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Mục lục bài viết
  • Mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời 
  • Hướng dẫn viết đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Ai có quyền làm đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời 

Việc viết một đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà còn cần phải tuân thủ các quy định pháp luật và yêu cầu cụ thể của cơ quan chức năng.

Mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời Mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời 

Mời bạn đọc cùng tham khảo mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời dưới đây: 

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM‏

‏Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

‏……,ngày….tháng….năm….

‏ ‏

‏ĐƠN YÊU CẦU‏

‏ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

‏ ‏

‏Kính gửi: Tòa án nhân dân……………… (1)‏

‏Họ tên người yêu cầu: (2) ……………………………………………………..‏

‏CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu số: …………do…………………. cấp ngày……….‏

‏Địa chỉ ………………………………………..…………………………………‏

‏Là: (3)……………………………trong vụ (4)… ………….……………………‏

‏Nội dung vụ án: (5) ………………………………………………………………..‏

‏Từ nội dung nêu trên, xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (6) …… nên tôi làm đơn này, kính đề nghị Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với ông/bà……………. nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.‏

‏Kính mong Quý tòa xem xét, chấp thuận!‏

‏Tôi xin chân thành cảm ơn!‏

‏NGƯỜI YÊU CẦU‏
‏(Ký và ghi họ tên)

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi viết một đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch. Dưới đây là hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời hiệu quả:

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thờiHướng dẫn viết đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thứ nhất: Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng yêu cầu, cụ thể như sau:

- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện/quận, bạn đọc cần chỉ rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H; Toà án nhân dân Quận A, Tỉnh B; Toà án nhân dân Thành phố H, Tỉnh Đ;...

- Trong trường hợp là Toà án ra quyết định là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh/thành phố đó.

Ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội; Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai,...

- Nếu là Toà án nhân dân cấp cao, thì bạn đọc lưu ý ghi rõ “Toà án nhân dân cấp cao tại” các tỉnh: Hà Nội/ Đà Nẵng/ Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 03 Toà án cấp cao tại 03 tỉnh thành này.

Thứ hai: Trong trường hợp người yêu cầu là cá nhân, cần ghi rõ và chính xác thông tin cá nhân, họ tên và địa chỉ đầy đủ nơi cư trú như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Thông tin cần trùng khớp và chính xác để không bị từ chối nhận đơn.

- Nếu người yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan/ tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và cung cấp thông tin về người đại diện hợp pháp cùng với địa chỉ trụ sở chính của cơ quan/tổ chức đó.

Thứ ba: Đề cập tới tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang xem xét, ví dụ như: Nguyên đơn, Bị đơn, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,...

Thứ tư: Ghi rõ và chính xác thông tin về số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án theo thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án ban hành.

Ví dụ: Vụ án số 100/2023/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Thứ năm: Tóm tắt nội dung của vụ án mà người yêu cầu muốn Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ sáu: Nêu rõ biện pháp khẩn cấp muốn được áp dụng: chẳng hạn như Kê biên tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ...

Ai có quyền làm đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

... trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Như vậy, người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

- Đương sự của vụ án: Đây là những người trực tiếp liên quan đến vụ án, có thể là các bên tranh chấp trong vụ án dân sự.

- Người đại diện hợp pháp của đương sự: Trong trường hợp đương sự không thể hoặc không có khả năng thực hiện hành động pháp lý một cách độc lập, người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự: Những tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân đã khởi kiện vụ án dân sự với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước cũng có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được thực hiện để đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của các bên trong vụ án, cũng như bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước trong các trường hợp cần thiết.

Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về mẫu đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu cần giải đáp các thắc mắc liên quan, bạn đọc có thể liên hệ qua số tổng đài  19006199 , để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X