hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 03/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đơn yêu cầu giám định thương tích chuẩn và mới nhất 2024

Giám định thương tích là hoạt động thường thấy trong các vụ án hình sự liên quan đến sức khỏe, tính mạng….Vậy Đơn yêu cầu giám định thương tích được viết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về nội dung này.

Câu hỏi: Con tôi trong lúc đi chơi bị một nhóm lạ mặt đánh bị thương ở tay và chân. Tôi đã trình báo công an nhưng đang muốn thực hiện giám định thương tích sớm để tránh sai sót. Vì vậy tôi muốn hỏi mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích mới nhất.

Đơn yêu cầu giám định thương tích chuẩn và mới nhất 2024

Đơn yêu cầu giám định thương tích chuẩn và mới nhất 2024

Ngoài các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như khi cần xác định nguyên nhân chết người, xác định thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động…..Ngoài ra theo Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì đương sự hoặc người đại diện có thể yêu cầu trưng cầu giám định thương tích khi nó cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2020, có quy định một số nội dung cơ bản của yêu cầu giám định bao gồm:

- Tên người/tổ chức yêu cầu giám định;

- Nội dung yêu cầu giám định;

- Tên và đặc điểm của đối tượng yêu cầu giám định

-  Tên tài liệu có liên quan đến với giám định (nếu có)

- Thời gian yêu cầu yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận;

- Chữ ký của người/tổ chức yêu cầu giám định.

Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….tháng ….năm….

ĐƠN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TÍCH

Kính gửi:………………..

1. Tên cá nhân/tổ chức:……………………………………………………………………..

2. Số CCCD/mã số tổ chức:…………………………………………………………………

3. Địa chỉ:……………………………………………………………………………………

4. Lý do đề nghị giám định thương tích:………………………………………………………

5. Nội dung yêu cầu giám định:……………………………………………………………..

6. Thời gian và tình hình điều trị thương tích:………………………………………………

7. Phương pháp tiến hành điều trị thương tích:……………………………………………..

8. Hồ sơ/ tài liệu kèm theo:………………………………………………………………….

Bằng đơn này, Đề nghị ……..(cơ quan tiến hành tố tụng)……. xem xét trưng cầu giám định đối với nội dung nói trên.

Xin trân thành cảm ơn.

                                                                                                    NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách viết Đơn yêu cầu giám định thương tích 

Cách viết Đơn yêu cầu giám định thương tích

Trên đây là mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích, cách để viết đơn yêu cầu giám định thương tích cần lưu ý các vấn đề sau:

- Phần kính gửi: Theo quy định người có quyền yêu cầu giám định sẽ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Vì vậy phần kính gửi có thể lựa chọn cơ quan tiến hành tố tụng để đề nghị bao gồm tòa án, viện kiểm sát hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền.

- Mục 1 "Tên cá nhân/tổ chức": Thông tin họ tên của cá nhân hoặc tên tổ chức yêu cầu giám định

- Mục 2 "Số CCCD/mã số tổ chức": Đây là thông tin chứng thực cá nhân hoặc tổ chức. Người làm đơn điền số CCCD hoặc mã số tổ chức, ngày cấp và nơi cấp.

- Mục 3 "Địa chỉ": Ghi địa chỉ liên lạc của người yêu cầu giám định

- Mục 4 "Lý do đề nghị giám định thương tích": nếu lý do việc đề nghị giám định để phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích của ai và trong vụ việc, vụ án nào.

- Mục 5 "Nội dung yêu cầu giám định": Nếu đối tượng cần giám định, yêu cầu giám định nội dung nào phục cho cho mục đích gì.

- Mục 6 "Thời gian và tình hình điều trị thương tích": Nêu thời gian bị thương tích, thời gian điều trị, nơi điều trị thương tích và tình hình thương tích.

- Mục 7 "Phương pháp tiến hành điều trị thương tích": Nêu cách thức, phương pháp điều trị thương tích

- Mục 8 "Hồ sơ/ tài liệu kèm theo": Tên các hồ sơ, tài liệu đính kèm đơn như hồ sơ bệnh án, hồ sơ y tế liên quan đến thương tích cần giám định; biên bản xem xét dấu vết thân thể; ảnh chụp thương tích, ảnh chụp hiện trường,...

Trường hợp nào được yêu cầu giám định thương tích?

Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định. Trong đó có 1 số trường hợp liên quan đến giám định thương tích bao gồm:

- Giám định nguyên nhân chết người;

- Giám định tính chất thương tích/thương tật, mức độ tổn hại về sức khỏe hoặc khả năng lao động;

Ngoài những trường hợp bắt buộc kể trên, theo khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 quy định đương sự hoặc đại diện của đương sự trong các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính có quyền tự mình yêu cầu giám định nói chung và giám định thương tích nói riêng để có căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, có thể nói rằng trường hợp người có quyền nhận thấy việc giám định thương tích có vai trò, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ trong vụ án, vụ việc mà họ tham gia thì họ hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.

Việc trưng cầu giám định thương tích có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc từ hình sự, dân sự hay hành chính.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách viết Đơn yêu cầu giám định thương tích.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X