hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/06/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế bị phạt thế nào?

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phải đảm bảo quy định của pháp luật. Vậy nếu mức đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế có sao không?

Câu hỏi: Tôi có mức lương là 18 triệu đồng, công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 100% lương. Cho tôi hỏi nếu thỏa thuận với công ty mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thấp hơn lương thực tế thì có sao không?

Chào bạn, để trả lời cho vướng mắc của bạn, đầu tiên cùng tìm hiểu lương đóng BHXH gồm những khoản nào?

Lương đóng BHXH gồm những khoản nào?

Khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015 của Chính phủ hướng dẫn về tiền lương tháng đóng BHXH như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Các khoản phụ cấp lương tính đóng BHXH được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015 của Bộ Lao động Thương binh xã hội, các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Do đó, tiền lương đóng BHXH của người lao động gồm các khoản: mức lương theo công việc/chức danh và các khoản: phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút…

Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên gồm:

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản tiền trên phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động để làm căn cứ tính đóng BHXH cho người lao động.

Xem tiếp: Chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm giải quyết ra sao?

dong bhxh thap hon luong thuc te bi phat the nao

Đóng BHXH thấp hơn lương thực tế bị phạt thế nào?

Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định giới hạn của tiền lương đóng BHXH là không quá 20 tháng lương cơ sở. Như vậy, mức lương tháng đóng BHXH của người lao động tối đa là 20 tháng lương cơ sở (tương đương 29,8 triệu đồng).

Việc người lao động và người sử dụng động thỏa thuận đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng mức quy định là điều pháp luật nghiêm cấm.

Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

Khoản 5 Điều 39 Nghị định này cũng nêu rõ

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có 1 trong các hành vi:

- Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

- Chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Đồng thời theo điểm a khoản 7 Điều này, doanh nghiệp còn buộc phải truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng theo đúng quy định.

Việc kê khai mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn mức thực tế không những vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động về sau. Vì nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở mức thấp thì mức hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bảo hiểm xã hội một lần, lương hưu... cũng sẽ thấp.

Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (theo Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc đóng bhxh thấp hơn lương thực tế bị phạt thế nào? nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Công ty cũ chưa chốt sổ, có được đóng tiếp BHXH chỗ mới?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X