hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 14/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Dùng tiền giả bị phạt như thế nào?

Sử dụng tiền giả sẽ gây tổn thất lớn cho cả người tiêu dùng và hệ thống tài chính. Vấn đề được đặt ra là dùng tiền giả bị phạt như thế nào? Có bị đi tù không?

Mục lục bài viết
  • Dùng tiền giả bị phạt như thế nào?
  • Xử phạt vi phạm hành chính
  • Xử lý hình sự
  • Mua bán tiền giả bị phạt như thế nào?
  • Dùng tiền giả mà không biết có bị xử lý không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình em kinh doanh một cửa hàng tạp hoá khá to và có nhiều khách hàng. Tuy nhiên, dạo gần đây em có nghe bố mẹ phàn nàn về việc có nhiều tiền giả trong khi bán hàng hóa cho khách hàng, do bố mẹ em không biết phân biệt nên không biết mình có dùng tiền giả đó để đi mua đồ bao giờ hay chưa. Cho em hỏi sử dụng tiền giả bị phạt như thế nào? Dùng tiền giả mà không biết có bị xử lý không? Xin cảm ơn.

Dùng tiền giả bị phạt như thế nào?

Theo Điều 17 của Luật Ngân hàng của nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, quy định rằng Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất và chỉ có cơ quan này có thẩm quyền phát hành tiền giấy và tiền kim loại của nước Việt Nam. 

Do đó, tiền giả được định nghĩa là loại tiền giống với tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng không phải được Ngân hàng Nhà nước tổ chức in tiền, đúc tiền và phát hành tiền.

Dùng tiền giả bị phạt như thế nào?

Dùng tiền giả bị phạt như thế nào?

Các hành vi vi phạm chẳng như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ và lưu hành tiền giả,... là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (căn cứ theo Điều 23 của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12).

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, người dùng tiền giả tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

Hình thức xử phạt

Hành vi vi phạm

Cảnh cáo

- Không thông báo kịp thời khi phát hiện tiền giả loại mới hoặc dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả.

- Không đào tạo, tập huấn cán bộ về kỹ năng nhận biết tiền giả.

- Không giao nộp tiền giả theo quy định.

Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng

- Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ.

- Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ.

- Không lập biên bản, thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo quy định.

Hình thức xử phạt bổ sung/ Biện pháp khắc phục hậu quả

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

- Buộc đóng dấu, bấm lỗ, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.

- Buộc nộp số lợi bất hợp pháp do hành vi phạm tội thu được vào ngân sách nhà nước.

Xử lý hình sự

Hành vi sử dụng tiền giả rơi vào hoạt động lưu hành tiền giả, cho nên người sử dụng tiền giả sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm hình sư. Căn cứ Điều 207 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, người dùng tiền giả bị xử lý như sau:

Hình phạt

Hành vi phạm tội

Từ 3 năm đến 7 năm tù

Sử dụng tiền giả có giá trị dưới 5 triệu đồng

Từ 5 năm đến 12 năm tù

Sử dụng tiền giả có trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng

Từ 10 năm đến 20 năm hoặc bị phạt tù chung thân

Sử dụng tiền giả có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên

Cải tạo không giam giữ đến 3 năm/ Phạt tù từ 1 - 3 năm

Chuẩn bị phạm tội sử dụng tiền giả

Lưu ý: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung như sau:

+ Phạt tiền từ 10 triệu - 100 triệu đồng.

+ Tịch thu một phần/ toàn bộ tài sản của người phạm tội.

Mua bán tiền giả bị phạt như thế nào?

Hành vi mua bán tiền giả chính là hành vi lưu hành tiền giả và sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Theo Điều 207 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, người mua bán tiền giả tùy theo từng giá trị của tiền giả sẽ chịu trách nhiệm hình sự tương ứng. Cụ thể như sau:

Mua bán tiền giả bị phạt như thế nào?

Mua bán tiền giả bị phạt như thế nào?

Hình phạt

Hành vi phạm tội

Từ 3 năm đến 7 năm tù

Mua bán tiền giả có giá trị dưới 5 triệu đồng

Từ 5 năm đến 12 năm tù

Mua bán tiền giả có trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng

Từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Mua bán tiền giả có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên

Cải tạo không giam giữ đến 3 năm/ Phạt tù từ 1 - 3 năm

Chuẩn bị phạm tội mua bán tiền giả

Lưu ý: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội mua bán tiền giả còn có thể bị xử phạt bổ sung như sau:

+ Phạt tiền từ 10 triệu - 100 triệu đồng.

+ Tịch thu một phần/ toàn bộ tài sản của người phạm tội.

Dùng tiền giả mà không biết có bị xử lý không?

Theo quy định, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh người sử dụng tiền giả có lỗi hay không. Theo đó, lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý.

Lỗi cố ý là khi người sử dụng, mua bán, lưu hành tiền giả nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật và thấy trước hậu quả và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý là khi người sử dụng, mua bán, lưu hành tiền giả thấy trước hành vi có thể gây hậu quả nguy hiểm nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; không thấy trước hành vi có thể gây hậu quả nguy hiểm, mặc dù phải/có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.

Theo đó, chỉ khi hành vi sử dụng tiền giả có lỗi cố ý hoặc vô ý mới có thể áp dụng trách nhiệm hình sự. Nếu người sử dụng tiền giả không có lỗi, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, nếu bạn dùng tiền giả nhưng không biết đó là tiền giả thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề dùng tiền giả bị phạt thế nào.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X