hieuluat
Chia sẻ email

Khởi kiện hành vi không là hành vi hành chính được không?

Được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không? Hành vi hành chính nào bị kiện? Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, những hành vi hành chính nào thuộc đối tượng bị kiện theo pháp luật hành chính?

Đối với những hành vi không phải là hành vi hành chính thì có thể khởi kiện được không?

Xử lý trường hợp hành vi không phải hành vi hành chính bị kiện thế nào?

Cảm ơn Luật sư đã hỗ trợ giải đáp.

Chào bạn, vướng mắc về vấn đề được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không, xử lý trường hợp khởi kiện hành vi không phải là hành vi hành chính thế nào được chúng tôi giải đáp như sau:

Được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không?

Thực tế cho thấy, không phải mọi trường hợp, người khởi kiện đều có thể xác định được hành vi khởi kiện có là hành vi hành chính hay không.

Do vậy, có thể phát sinh trường hợp nộp hồ sơ khởi kiện hành vi hành chính nhưng không được chấp thuận bởi lý do không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo điểm đ khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng Hành chính 2015.

Nói cách khác, nếu hành vi khởi kiện không phải là hành vi hành chính bị kiện (cụ thể được chúng tôi trình bày ở phần dưới) thì người khởi kiện sẽ bị tòa án nhân trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu chứng cứ.

Kèm theo việc trả lại đơn, hồ sơ khởi kiện, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc có văn bản ghi rõ lý do trả đơn khởi kiện cho người nộp đơn theo khoản 2 Điều 123 Luật tố tụng Hành chính.

Trong trường hợp hành vi khởi kiện không phải hành vi hành chính thì có được phép khởi kiện hay không sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  • Phạm vi giải quyết tố tụng dân sự, tố tụng hình sự;

  • Hành vi khởi kiện cụ thể, hậu quả phát sinh;

  • Các yếu tố khác;

Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu hành vi thuộc phạm vi tố tụng dân sự, tức hành vi tranh chấp về dân sự, tranh chấp về hôn nhân và gia đình hoặc kinh doanh, thương mại, lao động được liệt kê tại Bộ luật tố tụng Dân sự là những hành vi thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án dân sự.

Hay, những hành vi không là hành vi hành chính bị kiện nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì vẫn được tòa án dân sự chấp thuận.

Lúc này, người khởi kiện cần sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện phù hợp quy định.

Ngoài ra, nếu hành vi dự kiến khởi kiện vi phạm pháp luật hình sự, bạn cần thực hiện trình báo tới cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự là công an hoặc viện kiểm sát mà không phải là tòa án.

Lúc này, nếu hành vi vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thực hiện điều tra, truy tố, xét xử theo trình tự được quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, thực hiện thi hành án theo Luật thi hành án Hình sự 2019, Luật thi hành án Dân sự 2008.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa có đủ căn cứ để kết luận về hành vi khởi kiện của bạn có được quyền khởi kiện hay không.

Có được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không?Có được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không?

Ví dụ như, hành vi của cán bộ địa chính trong khi thực hiện hợp đồng mua bán đất với bạn mà gây thiệt hại cho bạn thì không được coi là hành vi hành chính bị kiện mà là hành vi thuộc phạm vi khởi kiện dân sự.

Ví dụ khác như, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cho thuê đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích trái quy định pháp luật là đất trồng lúa có diện tích từ 5000m2 trở lên thì vi phạm pháp luật hình sự về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229).

Hành vi này không khởi kiện, giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính mà được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự.

Như vậy, theo quy đinh chung, chúng tôi giải đáp câu hỏi, được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không như sau:

  • Có thể khởi kiện hành vi không phải là hành vi hành chính theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự;

  • Việc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự phụ thuộc các yếu tố như phạm vi thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, hình sự, các căn cứ chứng minh vi phạm…;

Hành vi hành chính bị kiện là những hành vi nào?

Căn cứ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015, các hành vi hành chính bị kiện là những hành vi hành chính được liệt kê theo quy định pháp luật mà hành vi này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong đó, các hành vi hành chính gồm:

  • Hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định pháp luật;

  • Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ luật định;

  • Hành vi của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo luật định;

Đây là 3 nhóm hành vi hành chính bị kiện/hay được quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (tòa Hành chính - tòa chuyên trách).

Lưu ý rằng, phải xác định được 2 yếu tố sau đây khi khởi kiện hành chính:

  • Phải có chứng cứ, tài liệu hoặc căn cứ để xác định, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ hành vi hành chính đến việc thực hiện quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện;

  • Phải là các hành vi hành chính bị kiện và trong thời hạn khởi kiện hành chính;

Những hành vi hành chính bị kiệnNhững hành vi hành chính bị kiện

Kết luận: Với câu hỏi, được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không, đã được chúng tôi đã giải đáp ở trên.

Theo đó, vẫn có thể khởi kiện được nhưng nằm trong phạm vi giải quyết của tòa chuyên trách không phải là tòa hành chính.

Trong trường hợp, khởi kiện hành vi hành chính, người khởi kiện cần thu thập các chứng cứ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và để bảo vệ tối ưu quyền lợi hợp pháp của mình.

Trên đây là giải đáp về Được khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X