hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 20/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhà ở chưa có sổ đỏ, được thế chấp vay ngân hàng không?

Được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không? Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi nhà ở mà chưa được đăng ký quyền sở hữu thì có được thế chấp vay vốn tại Ngân hàng không?

Tôi thấy có người vẫn vay vốn thế chấp bằng nhà ở chưa được đăng ký quyền sở hữu tại, có người lại không đăng ký được.

Mong Luật sư chỉ dẫn cụ thể.

Chào bạn, được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không, khi nào được thế chấp loại nhà này là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau.

Được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không?

Trước hết, theo quy định của Luật Nhà ở 2014, nhà ở bao gồm nhà ở có sẵn và nhà ở hình thành trong tương lai, trong đó:

  • Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc xây dựng, nghiệm thu và đã được đưa vào sử dụng;

  • Nhà ở hình thành trong tương lai là loại nhà ở có mô tả ngược lại so với nhà ở có sẵn, hay đây là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu, đưa vào sử dụng;

Căn cứ quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở về điều kiện của nhà ở được thế chấp thì:

  • Đối với nhà ở có sẵn: Một trong những điều kiện là phải có Giấy chứng nhận/hay đã được đăng ký quyền sở hữu thì mới được thế chấp vay vốn ngân hàng;

  • Đối với nhà ở hình thành trong tương lai: Không bắt buộc phải có giấy chứng nhận cũng có thể được thế chấp vay vốn ngân hàng;

Hay, nhà ở có thể chưa có giấy chứng nhận vẫn được quyền đăng ký thế chấp vay vốn tại ngân hàng theo quy định pháp luật.

Dù không buộc phải có giấy chứng nhận, nhưng để được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, chủ sở hữu/người thế chấp còn phải chuẩn bị các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo Điều 148 gồm:

Nếu người thế chấp là chủ đầu tư:

  • Phải có hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

  • Đã có giấy chứng nhận/hoặc quyết định giao đất/cho thuê đất được cấp;

  • Nhà ở đã xây dựng xong phần móng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo diện thế chấp dự án đầu tư;

Nếu người thế chấp là gười mua nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư/hoặc nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở từ người mua trực tiếp từ chủ đầu tư:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai ký kết với chủ đầu tư/hoặc có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;

  • Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ được thỏa thuận theo hợp đồng (ví dụ biên lai thu tiền, hóa đơn thanh toán theo tiến độ…);

  • Không thuộc trường hợp đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở/hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

Như vậy, căn cứ quy định của Luật Nhà ở, chúng tôi giải đáp câu hỏi được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không như sau:

  • Được phép thế chấp nhà ở mà chưa có giấy chứng nhận;

  • Nhà ở được thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai;

  • Nhà ở được thế chấp này phải đảm bảo đủ các điều kiện, giấy tờ khác theo quy định pháp luật như đã được liệt kê ở trên;

Năm 2023, được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không?Năm 2023, được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không?

Hồ sơ thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận gồm những gì?

Như chúng tôi đã giải đáp, pháp luật cho phép được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai khi chưa có giấy chứng nhận và đảm bảo các điều kiện khác luật định.

Hồ sơ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định 99/2022/NĐ-CP và có sự phân biệt nếu nhà ở thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Chi tiết về giấy tờ, tài liệu cần phải có để người mua nhà từ chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai gồm:

Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở

Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở

  • Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp, mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (1 bản chính);

  • Hợp đồng thế chấp có công chứng hoặc chứng thực (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực);

  • Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai ký kết với chủ đầu tư/hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực);

  • Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp, mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (1 bản chính);

  • Hợp đồng thế chấp có công chứng hoặc chứng thực (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực);

  • Giấy phép xây dựng (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực);

  • Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản trên đất về việc người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập nhà ở trên đất nếu người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu nhà ở trên đất (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực)

Hồ sơ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương laiHồ sơ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Lưu ý rằng, nơi tiếp nhận, giải quyết, thực hiện đăng ký thế chấp tài sản nhà ở hình thành trong tương lai là văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà.

Như vậy, để giải đáp vướng mắc được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không cần căn cứ vào quy định tại Luật Nhà ở.

Theo đó, nhà ở hình thành trong tương lai không bắt buộc phải có giấy chứng nhận cũng có thể đăng ký thế chấp vay vốn ngân hàng.

Người thế chấp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi trình bày ở trên để thủ tục vay vốn có tài sản bảo đảm được diễn ra thuận lợi.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Được thế chấp nhà ở chưa có giấy chứng nhận không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X