hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 17/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đường chính là gì? Nguyên tắc nhường đường khi ra đường chính?

Đường chính là đường như thế nào và nguyên tắc đi đường chính như thế nào là những câu hỏi được nhiều người quan tâm đến. Bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi để hiểu thêm nhé.

Mục lục bài viết
  • Đường chính là gì?
  • Định nghĩa đường chính?
  • Các đường được nối với đường chính?
  • Điểm đấu nối của các đường khác vào đường chính
  • ​Nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính như thế nào?
Câu hỏi: Câu hỏi: Tôi có thắc mắc về đường chính là gì? Nguyên tắc đi ra đường chính như thế nào và nhường đường khi đi ra đường chính như thế nào?

Đường chính là gì?

Định nghĩa đường chính?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực được gọi là đường chính (Theo khoản 13 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).

đường chính là gì

Đường chính là gì?

Các đường được nối với đường chính?

Theo như định nghĩa trên thì hiện nay có các đường được nối với đường chính như sau:

  • Đường nhánh

  • Đường gom

Những đường nhánh và đường gom được nối vào đường chính và thông ra quốc lộ bằng các đầu nối được thực hiện đấu nối theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định và phê duyệt dự án đấu nối đường chính và các đường khác với đường chính.

Điểm đấu nối của các đường khác vào đường chính

Đường chính là đường được đấu nối từ đường nhánh và đường gom vào đường chính.

Điểm đấu nối vào đường chính được thực hiện theo khoản 4 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Các đường đấu nối vào đường chính gồm có đường nhánh và đường gom, điểm đấu nối phải được đấu nối trực tiếp, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế.

Thẩm quyền phê duyệt thực hiện đấu nối các đường khác vào đường chính bao gồm:

  • Đối với công trình đường chính xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thẩm định an toàn giao thông.

  • Đối với công trình đường bộ đang khai thác thì thẩm quyền thực hiện phê duyệt là: Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông.

  • ​Hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông.

​Nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính như thế nào?

Nhường đường là một trong những yêu cầu để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Các trường hợp phải nhường đường khi đi ra ngõ từ đường chính như sau:

  • Nơi giao giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên

  • Nơi giao nhau giữa đường nhánh và đường chính

Theo các trường hợp trên thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc xe đi từ đường nhánh ra thì sẽ phải nhường đường cho các loại xe trên tuyến đường ưu tiên hoặc phải nhường đường cho các loại xe đi từ đường chính từ bất cứ hướng nào tới.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì việc nhường đường tại nơi các đường giao với nhau còn có các trường hợp như sau:

  • Trường hợp không có báo hiệu tại vòng xuyến thì nơi đường giao nhau người tham gia giao thông phải thực hiện nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

  • Còn đối với nói có báo hiệu đường giao nhau theo vòng xuyến thì người tham gia giao thông phải điều khiển phương tiện giao thông đi theo vòng xuyến và phải nhường đường cho xe đi bên trái;

Như vậy, khi đến các điểm gần đoạn đường giao nhau thì người tham gia điều khiển các phương tiện giao thông phải thực hiện giảm tốc độ, và nhường đường đối với các phương tiện giao thông khác theo quy định như trên.

Nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính

Nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính

Các hành vi bị cấm thực hiện trên đường chính?

Đường chính là tuyến đường giao thông chính của các đường nhánh và đường gom thông ra. Như vậy, đối với các hoạt động, dự án thực hiện trên đường chính phải được quy định cụ thể và theo khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành thì các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên đường chính như sau:

  • Đào, khoan, xẻ đường trái phép;

  • Các chướng ngại vật được đặt hoặc để trái phép;

  • Các vật nhọn được đặt, rải hoặc đổ các chất gây trơn trên đường;

  • Vật liệu, rác, phế thải được để trái phép trên đường;

  • Mở đường, đấu nối trái phép;

  • Đường bộ, hành lang dành cho người đi bị bộ bị lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép.

  • Các công trình đường bộ bị làm sai lệch hoặc tự ý tháo, dỡ nắp cống, mở và di chuyển nắp công trái phép

Hành vi khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép vào đường chính sẽ phạt phạt hành chính theo điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

  • 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân,

  • 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức.

Qua bài viết này đã giải đáp được thắc mắc đường chính là đường gì. Ngoài ra bài viết còn cung cấp thêm những kiến thức pháp luật về nhường đường khi ra đường chính và các hành vi cấm thực hiện trên đường chính.

Nếu có thắc mắc về các quy định của đường chính, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X