hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 16/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đường nhánh là gì? Nguyên tắc đi từ đường nhánh ra đường chính

Đường nhánh được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các quy định khác hiện hành. Để tìm hiểu thêm đường nhánh là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • 1. Đường nhánh là đường nối vào đường nào?
  • 2. Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, tài xế phải xử lý thế nào?
  • 3. Nguyên tắc đấu nối đường nhánh
  • 3.1 Đấu nối đường nhánh và đường gom
  • 3.2. Đấu nối đường nhánh và đường quốc lộ 

Câu hỏi: Tôi có thắc về các tuyến đường nhánh là gì?

Đường nhánh được nối vào đường nào và nguyên tắc nối như thế nào?

1. Đường nhánh là đường nối vào đường nào?

Các đường được đấu nối vào đường chính thì là được gọi là đường nhánh (theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Như vậy, đường nhánh chính là đường nối vào đường chính.

Trong khi đó, đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.

Đường nhánh là gì?

Đường nhánh là gì?

2. Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, tài xế phải xử lý thế nào?

Trong quá trình điều khiển phương tiện, tài xế phải đảm bảo tuân thủ các quy tắc nhường đường để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, tài xế phải thực hiện nhường đường theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 về hướng đi từ đường nhánh, cụ thể trong các trường hợp sau:

  • Đi từ các khu vực giao nhau giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên;

  • Đi từ đường chính và đường nhánh;

Như vậy, khi tài xế đi ra từ bất kỳ hướng nào tới  trong các đoạn đường trên thì phải thực hiện nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính

3. Nguyên tắc đấu nối đường nhánh

Đường nhánh là đường được nối từ đường gom ra đường chính.

Ngoài ra đường nhánh còn được nối ra đường quốc lộ hoặc đường từ nhà ở ra quốc lộ.

Như vậy, việc đấu nối đường nhánh phải được thực hiện như thế nào?

Đầu nối đường nhánh

Đầu nối đường nhánh

3.1 Đấu nối đường nhánh và đường gom

Đường nhánh là đường được nối vào đường chính thì phải thực hiện đấu nối đường nhánh theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc đấu nối đường nhánh và đường gom như sau:

  • Đường gom phải nối trực tiếp vào đường nhánh trong trường hợp có đường nhánh.

  • Khi đường nhánh và đường gom nối trực tiếp và đường chính thì theo quy định về điểm đấu nối lúc này phải được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;

  • Khi thực hiện đấu nối các đường từ:

    • + Khu đô thị,

    • Khu công nghiệp,

    • Khu kinh tế,

    • Khu dân cư,

    • Khu thương mại - dịch vụ

    • Và công trình khác vào đường bộ

  • Đối với các công trình trên thì khi thực hiện đầu nối phải được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Khi thực hiện đấu nối đường nhánh ra đường chính phải có sự thẩm định về an toàn giao thông kể từ khi lập dự án cho đến trong quá trình thi công và sau dự án.

Đối với các công trình đường nhánh xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện thẩm định về an toàn giao thông đường bộ.

Đối với công trình đường nhánh đang khai thác thì thẩm quyền thuốc Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định.

3.2. Đấu nối đường nhánh và đường quốc lộ 

Việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ phải thực hiện theo nguyên tắc của pháp luật quy định và bao gồm các yêu cầu về điểm đấu nối theo Điều 20 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BGTVT quy định về việc đấu nối đường nhánh như sau:

3.2.1. Nguyên tắc đấu nối vào quốc lộ.

Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BGTVT quy định về việc đấu nối đường nhánh như sau:

  • Trong trường hợp việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ phải đáp ứng phù hợp với các quy hoạch được cấp và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

  • Đối với các đấu nối của đường nhánh và đường cao tốc hoặc đường dẫn thuộc phạm vi nút giao của đường cao tốc và đường cao tốc đã được xây dựng phân kỳ đầu tư thì không được thực hiện đấu nối theo quy định

  • Đối với đường là đường cao tốc trừ trường hợp đặc biệt thì không được đấu nối vào tuyến và và đoạn tuyến quốc lộ đã được quy hoạch.

  • Các trường hợp đặc biệt không được đấu nối vào tuyến và và đoạn tuyến quốc lộ đã được quy hoạch gồm: Dự án nhóm A ( khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019), dự án quan trọng quốc gia;

  • Đối với các trường hợp trên thì khi tuyến và đoạn tuyến quốc lộ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc một cách hoàn thiện thì sẽ được nối vào đường gom;

  • Đối với các trường hợp như sau:

  • Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cầu trong phạm vi bảo vệ

    • Hầm đường bộ,

    • Cầu phao đường bộ,

    • Bến phà đường bộ.

Thì những trường hợp trên sẽ không được thực hiện đấu nối.

Đối với các đấu nối, sử dụng chung đối với nút giao đường sắt với quốc lộ theo quy định sẽ không được phép thực hiện.

3.2.2.  Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ gồm các những yêu cầu gì?

Thực hiện theo nguyên tắc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đối với các tuyến đường. Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư  50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BGTVT quy định về việc đấu nối đường nhánh như sau:

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT thì khi thực hiện đấu nối đường nhánh phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối.

Đối với các yêu cầu kỹ thuật như sau:

  • Quỹ đất để thiết kế

  • Xây dựng làn chuyển tốc

  • Làn dừng xe chờ rẽ trái

  • Các yêu cầu kỹ thuật khác của nút giao

Những yêu cầu kỹ thuật trên phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về quỹ đất theo quy định. Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô hiện hành;

  • Đối với tuyến đường cong:

  • Trường hợp bụng đường cong nằm có bán kính đường cong nhỏ hơn bán kính đường cong tối thiểu thông thường thì sẽ không được thực hiện đấu nối thông thường theo cấp đường quy hoạch;

  • Đường cong có vị trí lưng siêu cao;

  • Đối với đoạn đường dốc thì đoàn đường có độ dốc dọc lớn hơn so với độ dốc lớn nhất theo cấp đường đang được thực hiện khai thác sử dụng.

  • Đối với các khu vực lái xe không đảm bảo hoặc hạn chế tầm nhìn của tài xế.

3.2.3 Đường nhánh vào quốc lộ có điểm đấu nối như thế nào?

Đối với việc sử dụng điểm đấu nối của đường nhánh vào quốc lộ thì khi tổ chức, cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối phải thực hiện lập hồ sơ. Sau khi lập hồ sơ thì tổ chức, cá nhân gửi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông và cấp phép thi công theo quy định.

Đối với trường hợp:

  • Sử dụng chung điểm đấu nối

  • Chỉ áp dụng cho một công trình,

  • Các dự án có vị trí nằm cùng phía và tiếp giáp trực tiếp với đường nhánh đồng thời là nút giao điểm đấu nối hiện hữu,

  • Không phát sinh các trường hợp phải thực đấu nối mới

Đối với các trường hợp trên thì khi sử dụng chung điểm đấu nối hiện hữu vào quốc lộ phải được sự cấp phép của ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Trường hợp tổ chức cá nhân muốn sử dụng chung điểm đấu nối thì phải được cơ quan đường bộ quản lý có thẩm quyền để thực hiện thiết kế kỹ thuật cải tạo nút giao

Dự án, công trình do Bộ Giao vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đầu tư thì điểm đấu nối vào quốc lộ của dự án, công trình phải được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp và không phải thực hiện đấu nối vào quốc lộ theo quy định.

3.2.4. Quy định đấu nối đường nhánh với đường chính

Khi đường nhánh được đấu nối trực tiếp thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo khoản 4 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 về việc đấu nối đường nhánh thì:

  • Trường hợp có đường nhánh và đường gom thì đường nhánh sẽ đấu nối vào đường gom và đường gom sẽ đấu nối trực tiếp vào đường chính.

  • Và khi thực hiện đấu nối đường nhánh phải theo sự cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ từ khi lập dự án và thiết kế.

Thẩm quyền thẩm định khi thực hiện đấu nối đường nhánh bao gồm:

  • Đối với công trình đường nhánh xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện thẩm định.

  • Đối với công trình đường nhánh đang khai thác thì thẩm quyền thẩm định là: Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông.

Qua bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc về đường nhánh là đường gì và một số các quy định pháp luật như liên quan đến đường nhánh hiện hành. Nếu có bất cứ các thắc gì liên quan đến đường nhánh hoặc bài viết trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X