Ngày Tết, việc mời nhau chén rượu, chén bia rất phổ biến. Uống rượu bia không những có hại cho sức khỏe mà còn rất dễ bị xử phạt nếu không biết rõ quy định của pháp luật.
Ép nhau uống rượu ngày Tết có bị phạt không?
Theo Điều 5 Luật Phòng chống tác hại rượu, bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm:
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Như vậy, việc ép nhau uống rượu dù là trong ngày vui như ngày tết vẫn là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.
Các hành vi khác về uống rượu bia bị xử phạt
Uống không đúng nơi quy định
Theo Điều 10 Luật Phòng chống tác hại rượu, bia; Nghị định 24/2020, các địa điểm không được phép uống rượu, bia gồm:
- Cơ sở y tế.
- Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Cơ sở bảo trợ xã hội.
- Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
- Nhà chờ xe buýt.
- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Với người vi phạm, mức phạt là từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với hành vi uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (Nghị định 117).Lái xe sau khi uống rượu, bia
Theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Vì vậy, nếu cố tình vi phạm, các bác tài sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:
Mức nồng độ cồn | Mức phạt | |
Phạt tiền | Phạt bổ sung | |
Đối với ô tô | ||
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 06 - 8 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) | Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) |
> 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở | 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) | Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) | Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) |
Đối với xe máy | ||
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) | Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) |
> 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở | 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) | Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) | Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) |
Đối với xe đạp | ||
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 80.000 - 100.000 đồng (Điểm q khoản 1 Điều 8) | |
> 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở | 200.000- 300.000 đồng (Điểm e khoản 3 Điều 8) | |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 400.000 - 600.000 đồng (Điểm c khoản 4 Điều 8) | |
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng | ||
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 03 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 7) | Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 - 12 tháng (Điểm d khoản 10 Điều 7) |
> 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở | 06 - 08 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 7) | Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 - 18 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 7) |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 16 - 18 triệu đồng (Điểm a khoản 9 Điều 7) | Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 7) |