hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 22/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên?

Ai là giám hộ cho con chưa thành niên? Thủ tục giám hộ cho con chưa thành niên ra sao? Pháp luật dân sự quy định về giám hộ cho con chưa thành niên thế nào? … Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ giúp bạn đọc hiểu được phần nào quy định của pháp luật về giám hộ cho con chưa thành niên.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn hỏi: Pháp luật quy định những người chưa thành niên nào cần phải có người giám hộ? Ai có thể là người giám hộ cho con chưa thành niên (người chưa thành niên) này? Thủ tục đăng ký giám hộ cho người được giám hộ là người chưa thành niên thế nào?

Chào bạn, với vướng mắc liên quan đến người và thủ tục giám hộ cho con chưa thành niên mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Ai là người giám hộ cho con chưa thành niên?

- Từ quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu đơn giản rằng, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân (được gọi là người giám hộ) chăm sóc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho một hoặc nhiều cá nhân khác là người được giám hộ theo quy định pháp luật. Không phải mọi trường hợp người chưa thành niên đều cần phải có người giám hộ mà chỉ những người chưa thành niên được quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 là những người pháp luật quy định có người giám hộ, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Người chưa thành niên là người được giám hộ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015

+ Người chưa thành niên nhưng không còn cha mẹ/hoặc người chưa thành niên nhưng không xác định được cha mẹ;

+ Người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; Lưu ý: Một người được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố họ bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

Lưu ý: Một người được coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi có quyết định của Tòa án tuyên bố họ bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

+ Người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Ví dụ những người nghiện ma túy/hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình…;

Lưu ý: Một người được coi là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố họ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con: Ví dụ cha mẹ bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền thăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con,...;

+ Người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và cha mẹ có yêu cầu người giám hộ;

Trường hợp 2: Người chưa thành niên là người được giám hộ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015

+ Người chưa thành niên và bị mất năng lực hành vi dân sự (điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015);

+ Người chưa thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (là người chưa thành niên bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) (điểm d khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015);

Do chúng tôi chưa nhận được đầy đủ thông tin về người chưa thành niên là người được giám hộ trong trường hợp của bạn, vì vậy, nếu người chưa thành niên thuộc một trong những trường hợp mà chúng tôi nêu trên thì pháp luật quy định cần phải có người giám hộ.

- Những người có thể làm người giám hộ cho người được giám hộ là người chưa thành niên là người đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 và thuộc trường hợp pháp luật quy định là người giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ cử, chỉ định theo quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Các trường hợp người chưa thành niên là người được giám hộ

Người giám hộ đương nhiên của người được giám hộ là người chưa thành niên

Người giám hộ là người được cử, chỉ định của người được giám hộ là người chưa thành niên

Người chưa thành niên là người được giám hộ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015

- Anh, chị ruột là anh cả hoặc chị cả của người chưa thành niên;

- Anh ruột/chị ruột tiếp theo anh cả, chị cả nếu anh, chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ;

- Ông/bà nội, ông/bà ngoại nếu không có anh chị ruột;

- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột có thể là người giám hộ nếu không có anh chị em ruột và không còn ông bà nội/ngoại;

- Khi không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú cử người giám hộ;

- Nếu không có người giám hộ đương nhiên hoặc có tranh chấp về việc cử người giám hộ hoặc có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên thì Tòa án chỉ định người giám hộ;

- Khi cử, chỉ định người giám hộ cho người được giám hộ là người chưa thành niên từ 6 tuổi trở lên thì cần phải xem xét nguyện vọng của họ;

- Người được cử, chỉ định là cá nhân, pháp nhân đủ điều kiện quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015;

Người chưa thành niên là người được giám hộ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015

Cha mẹ của người chưa thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự

Lưu ý

- Cha mẹ có thể cùng là người giám hộ cho con; Hoặc ông bà có thể cùng là người giám hộ cho cháu;

- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ);

Như vậy, người giám hộ cho người được giám hộ là người chưa thành niên gồm có người giám hộ đương nhiên (ví dụ anh chị ruột, ông bà nội, ông bà ngoại,...), hoặc giám hộ cử khi không có giám hộ đương nhiên là các cá nhân, pháp nhân đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

giam ho cho con chua thanh nien


Thủ tục giám hộ cho con chưa thành niên thế nào?

Để thực hiện giám hộ, người giám hộ phải đăng ký giám hộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ là người chưa thành niên.

Thông thường, các bước để đăng ký giám hộ như sau:

Bước 1: Người đăng ký giám hộ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ gồm:

Đăng ký giám hộ cử

Đăng ký giám hộ đương nhiên

- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020/TT-BTP;

- Văn bản cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú;

- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020/TT-BTP;

- Văn bản thỏa thuận về việc cử 1 người làm giám hộ đương nhiên nếu có nhiều người cùng làm giám hộ đương nhiên;

Điều 20 Luật Hộ tịch 2014

Điều 21 Luật Hộ tịch 2014

Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ cư trú.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện các công việc

- Cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký giám hộ;

- Người đăng ký giám hộ ký vào sổ hộ tịch theo hướng dân của cán bộ tư pháp - hộ tịch;

- Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu;

Bước 3: Người đăng ký giám hộ nhận kết quả

Người đăng ký giám hộ nhận kết quả là trích lục đăng ký giám hộ theo quy định.

Lưu ý: Người giám hộ đương nhiên nếu không đăng ký giám hộ theo quy định pháp luật thì vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của người giám hộ.

Như vậy, để thực hiện việc đăng ký giám hộ, người đăng ký tiến hành theo trình tự các bước như chúng tôi đã nêu ở trên.

Trên đây là giải đáp về giám hộ cho con chưa thành niên, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Người giám hộ có quyền gì theo Bộ luật Dân sự 2015?

>> Điều kiện để trở thành giám hộ là gì?

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X