hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trường hợp nào người chưa thành niên phải được giám hộ?

Giám hộ cho người chưa thành niên là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên… Vậy việc giám hộ cho người chưa thành niên được quy định thế nào?

Mục lục bài viết
  • Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi?
  • Giám hộ cho người chưa thành niên được quy định thế nào?
  • 17 tuổi có cần người giám hộ không?
  • Cha, mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi việc giám hộ cho người chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào? Nếu đã 17 tuổi thì có cần người giám hộ nữa hay không?

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn, về vấn đê bạn hỏi chúng tôi xin được thông tin như sau:

Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi?

Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

- Người chưa thành niên được chia thành 03 nhóm:

Người chưa đủ 06 tuổi

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi

Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

giam ho cho nguoi chua thanh nien

Giám hộ cho người chưa thành niên được quy định thế nào?

Theo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 người chưa thành niên chỉ cần người giám hộ trong các trường hợp:

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, hoặc không xác định được cha, mẹ

Trường hợp này đòi hỏi, người chưa thành niên phải là người mà cả cha và mẹ đều đã mất hoặc không xác định được cả cha và mẹ là ai. Nếu người chưa thành niên vẫn còn cha hoặc mẹ hoặc xác định được mẹ hoặc cha thì người còn lại hoặc được xác định đó sẽ là người đại diện và đương nhiên người chưa thành niên này không cần người giám hộ.

- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng lại rơi vào các trường hợp sau:

+  Cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự

+ Cả cha và mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+ Cả cha và mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

+ Cả cha và mẹ đều bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền đối với con

+ Cả cha và mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

Như vậy, theo nguyên tắc thì cha, mẹ sẽ là người đại diện cho các con nhưng nếu cha mẹ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì con chưa thành niên sẽ cần đến người giám hộ để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũng như thực hiện việc chăm sóc, giáo dục và để người giám hộ thực hiện các nghĩa vụ của mình với người chưa thành niên.

Lưu ý: người chưa thành niên chỉ cần người giám hộ trong trường hợp cả cha và mẹ không thể trở thành người đại diện cho con. Nên nếu có cha hoặc mẹ là người đại diện cho con thì người chưa thành niên sẽ không cần người giám hộ.

Bên cạnh đó theo khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên nhưng từ đủ 06 tuổi trở lên thì khi cử hay chỉ định người giám hộ đều phải xem xét nguyện vọng của chính người này. Người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, giáo dục với người chưa thành niên nên việc người được giám hộ đồng ý lựa chọn người giám hộ sẽ giúp cho việc giám hộ được thực hiện hiệu quả hơn.

17 tuổi có cần người giám hộ không?

Theo quy định của Bộ luạt Dân sự 2015 thì 17 tuổi cũng được xem là người chưa thành niên. Người 17 tuổi khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ, hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng lại rơi vào các trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cả cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cả cha và mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự… thì cần đến người giám hộ.

Và người 17 tuổi phải được người giám hộ đồng ý khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến:

- Bất động sản

- Động sản phải đăng ký

- Giao dịch dân sự khác tho quy định

Cha, mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?

Câu hỏi: Tôi và các bạn đang tranh cãi về vấn đề giám hộ cho người chưa thành niên. Bạn tôi cho rằng cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của trẻ chưa thành niên, tôi thì cho rằng cha mẹ chỉ là người đại diện. Mong HieuLuat tư vấn giúp tôi vấn đề này! Xin cảm ơn!

Chào bạn, Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015  quy định giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Nếu giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

Bên cạnh đó, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Căn cứ Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:

- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định

- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, nếu cha mẹ còn sống sẽ là người đại diện của con chưa thành niên chứ không phải người giám hộ.

Chỉ khi một người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;… mới đặt ra vấn đề người giám hộ cho người này.

Trên đây là các thông tin giải đáp về giám hộ cho người chưa thành niên. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X