hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 21/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai là người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự?

Ai được quyền giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự? Người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự có đồng thời là người đại diện của họ không? … Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc pháp lý về giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn Luật sư giải đáp cho tôi được biết ai là người được quyền giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự? Người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự có đồng thời là người đại diện của họ không?

Chào bạn, xoay quanh vấn đề về giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự mà bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Ai được quyền giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự?

Trước hết, theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, một người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự nếu thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau:

+ Người này mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức/làm chủ được hành vi của mình;

+ Người mắc các bệnh trên phải bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan;

Lưu ý: Trong trường hợp không còn căn cứ để xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự theo Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người này hoặc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc của các cơ quan, tổ chức hữu quan theo quy định pháp luật.

Điều này cũng có nghĩa rằng nếu một người mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được nhận thức, hành vi của mình mà chưa bị Tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn không được coi là người được mất năng lực hành vi dân sự.

Pháp luật quy định về người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể là cá nhân thỏa mãn điều kiện tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc là tổ chức thỏa mãn điều kiện tại Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 và người giám hộ này có thể là người giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ cử. Cụ thể người được lựa chọn là giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ cử cho người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Giám hộ cử của người mất năng lực hành vi dân sự

Người được là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

- Vợ hoặc chồng là người giám hộ cho người còn lại nếu vợ/chồng bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự/một trong hai mất năng lực hành vi dân sự mà người còn lại không đủ điều kiện để làm người giám hộ đương nhiên thì người con cả là giám hộ đương nhiên, nếu con cả không có đủ điều kiện thì người con tiếp theo là người giám hộ;

- Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc đã có vợ, chồng, con không đảm bảo các điều kiện để là người giám hộ đương nhiên.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mất năng lực hành vi dân sự có quyền cử người giám hộ cho họ nếu họ không có người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật

Căn cứ pháp lý

Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015

Lưu ý

- Giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức;

- Giám hộ cử có thể là cá nhân hoặc tổ chức đảm bảo các điều kiện được là giám hộ;

- Việc giám hộ cử phải được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị mất năng lực hành vi dân sự cư trú/hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ cư trú theo trình tự, thủ tục luật định;

- Người thân thích của người mất năng lực hành vi dân sự (cha, mẹ, con, vợ, chồng hoặc ông, bà, anh chị em ruột…) thỏa thuận việc cử người giám sát người giám hộ theo quy định pháp luật;

Nếu những người này không tự thỏa thuận được người giám sát giám hộ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mất năng lực hành vi dân sự cử cá nhân/pháp nhân đủ điều kiện thực hiện việc giám sát giám hộ;

- Người giám hộ có thể được thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 ví dụ như người giám hộ đề nghị thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ, hoặc người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ,...;

Như vậy, người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ đương nhiên như vợ/chồng/con của họ, nếu không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm cử người giám hộ cho họ.

giam ho cho nguoi mat nang luc hanh vi dan su


Người giám hộ có là người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự không?

Người đại diện là người được thay mặt cho người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định pháp luật. Việc đại diện có thể được lập thành văn bản, hoặc thông qua lời nói, hành vi.

Đối với cá nhân, người đại diện theo pháp luật là những người được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo đó, người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự là người đại diện theo pháp luật của họ.

Như vậy, người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật cho họ. Thực tiễn cho thấy, tại thời điểm một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ không có người đại diện theo ủy quyền bởi lúc này họ không có khả năng nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình nên không thể tiến hành ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định.

Trên đây là giải đáp về giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Người giám hộ có quyền gì theo Bộ luật Dân sự 2015?

>> Giám hộ là gì? Điều kiện để trở thành giám hộ là gì?

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X