Giám hộ có mấy loại? Người giám hộ có những nghĩa vụ gì? … Những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm về vấn đề giám hộ được HieuLuat giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có nghe nói về giám hộ nhưng chưa hiểu rõ lắm, mong được Luật sư giải đáp.
1. Có mấy kiểu/mấy loại giám hộ theo quy định pháp luật hiện nay? Đặc điểm của mỗi loại giám hộ như thế nào?
2. Người giám hộ có thể là tổ chức không? Người giám hộ có những nghĩa vụ cơ bản nào?
Chào bạn, xoay quanh vấn đề giám hộ có mấy loại và nghĩa vụ của người giám hộ là gì mà bạn đang quan tâm cụ thể như sau:
Giám hộ có mấy loại theo quy định hiện nay?
Giám hộ chính là việc mà cá nhân, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc theo quy định của pháp luật thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi tắt là người được giám hộ).
Có 3 hình thức giám hộ là giám hộ cử, giám hộ chỉ định và giám hộ đương nhiên. Mỗi một hình thức giám hộ sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:
Giám hộ đương nhiên | Giám hộ cử | Giám hộ chỉ định | |
Đặc điểm cơ bản | - Người giám hộ đương nhiên là những người được pháp luật quy định được trở thành người giám hộ khi có phát sinh trường hợp có người được giám hộ. - Người giám hộ đương nhiên gồm có người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự; - Người giám hộ đương nhiên là người có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện giám hộ nếu phát sinh trường hợp cần phải có người giám hộ đương nhiên; - Người giám hộ đương nhiên khi không đăng ký giám hộ với Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thì vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của người giám hộ; | -Giám hộ cử là người (cá nhân, tổ chức) được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có người được giám hộ cử để thực hiện việc việc giám hộ; - Giám hộ cử bắt buộc phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú hoặc nơi người giám hộ cư trú; - Giám hộ cử chỉ được ưu tiên thực hiện nếu người được giám hộ là người chưa thành niên hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự không có giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật; - Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, nội dung văn bản phải có lý do phải có giám hộ cử, quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ theo quy định pháp luật; - Người có thể được cử làm người giám hộ có thể là cá nhân hoặc tổ chức; | - Thẩm quyền chỉ định giám hộ là của Tòa án nhân dân có thẩm quyền; - Trường hợp Tòa án chỉ định người giám hộ: Khi có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên hoặc có tranh chấp về việc cử người giám hộ; - Riêng người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được Tòa án lựa chọn là một trong những người được quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 (ví dụ như vợ, chồng, con, cha mẹ…); |
Căn cứ pháp lý | Điều 52, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 |
Như vậy, hiện nay pháp luật về dân sự quy định 3 hình thức về giám hộ là giám hộ cử, giám hộ đương nhiên, giám hộ chỉ. Mỗi hình thức giám hộ lại có những đặc điểm riêng như chúng tôi đã nêu trên.
Người giám hộ có những nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của người giám hộ có sự khác biệt theo người được giám hộ. Nghĩa vụ của người giám hộ thông thường được thể hiện thông qua việc chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, các mối quan hệ khác.
Cụ thể, một vài những nghĩa vụ cơ bản của người giám hộ đối với người được giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như:
Nghĩa vụ của người giám hộ | Căn cứ pháp lý | |
Người được giám hộ là người chưa thành niên | - Chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên; - Quản lý tài sản cho người chưa thành niên và là đại diện cho họ trong những giao dịch dân sự (ví dụ giao dịch liên quan đến tài sản là nhà đất của người được giám hộ…); - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên (ví dụ trong các quan hệ pháp luật dân sự,...); | Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 |
Người được giám hộ là người bị mất năng lực hành vi dân sự | - Chăm sóc người được giám hộ, đảm bảo việc điều trị bệnh cho họ (ví dụ như đưa đi khám bệnh theo định kỳ tại cơ sở khám chữa bệnh…); - Là đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, ví dụ giao dịch mua bán tài sản,...; - Quản lý tài sản của người được giám hộ (tài sản được liệt kê trong văn bản cử, chỉ định người giám hộ); - Có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ theo quy định pháp luật; | Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015 |
Người được giám hộ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự | Theo quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Những nghĩa vụ này có thể là toàn bộ nghĩa vụ giống như đối với người được giám hộ là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ một/một vài nghĩa vụ. |
Như vậy, nghĩa vụ cơ bản của người giám hộ đối với từng đối tượng giám hộ được pháp luật về dân sự quy định như chúng tôi đã được chúng tôi nêu ở trên.
Trên đây là giải đáp về giám hộ có mấy loại? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.