hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 22/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Năm 2022, giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không?

Giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không? Giám hộ đương nhiên là những ai? Việc đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện tại đâu? … Xoay quanh những vướng mắc pháp lý về việc đăng ký giám hộ đương nhiên, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang tìm hiểu vấn đề pháp lý về đăng ký giám hộ đương nhiên nhưng chưa rõ điều kiện để trở thành giám hộ đương nhiên là gì vậy Luật sư? Tôi nghe nhiều người nói rằng, giám hộ đương nhiên thì không cần đăng ký, điều đó có đúng không thưa Luật sư?

Chào bạn, liên quan đến vướng mắc xoay quanh vấn đề điều kiện để trở thành giám hộ đương nhiên và việc đăng ký giám hộ đương nhiên có phải là bắt buộc không của bạn, chúng tôi giải đáp chi tiết như sau:

Điều kiện trở thành giám hộ đương nhiên là gì?

Trước hết, phát sinh người giám hộ đương nhiên trong trường hợp có người được giám hộ theo quy định pháp luật. Giám hộ đương nhiên là cá nhân đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

Cụ thể, để là người giám hộ đương nhiên, cá nhân phải thuộc trường hợp sau đây và có các điều kiện thỏa mãn quy định Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Một là, là một trong những trường hợp là người giám hộ đương nhiên

Cá nhân có thể trở thành người giám hộ đương nhiên khi là một trong những trường hợp là người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015.

Ví dụ như là anh chị em ruột, là cô, chú, bác ruột…của người chưa thành niên là người được giám hộ; Hoặc là vợ, chồng, con của người mất năng lực hành vi dân sự…

Hai là, cá nhân là người giám hộ thỏa mãn các điều kiện tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015

Các điều kiện đó gồm:

+ Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Đây là năng lực của từng cá nhân khi xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự , ví dụ như khả năng của mình khi tham gia các giao dịch mua bán, thế chấp tài sản…. Cá nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không thể trở thành người giám hộ;

+ Người giám hộ phải là người có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ: Ví dụ, những cá nhân có công việc, có thu nhập ổn định, có nơi ở, có tính cách đứng đắn,... là những người có thể được ưu tiên xem xét là người giám hộ;

+ Người giám hộ không được là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không là người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong những tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc nhân phẩm, tài sản của người khác: Điều kiện này để đảm bảo việc thực hiện các quyền hoặc các nghĩa vụ liên quan đến việc chăm sóc ăn ở, học tập, chữa bệnh… cho người được giám hộ có thể được tiến hành thuận lợi;

+ Người giám hộ không là người bị tòa án có thẩm quyền tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Ví dụ các quyền bị hạn chế với con chưa thành niên như hạn chế quyền chăm nom, nuôi dưỡng…đối với con chưa thành niên.

Ba là, đăng ký giám hộ

Để là người giám hộ đương nhiên thì cá nhân phải thực hiện đăng ký tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản khác có liên quan.

Cá nhân có yêu cầu đăng ký giám hộ đương nhiên cần chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đăng ký giám hộ theo mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020/TT-BTP, giấy tờ tùy thân cùng các giấy tờ hợp pháp khác theo yêu cầu nếu cần nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú hoặc người giám hộ cư trú.

Như vậy, để trở thành người giám hộ đương nhiên thì cá nhân phải thuộc trường hợp được là người giám hộ ví dụ như là cha, mẹ, vợ chồng…của người được giám hộ. Đồng thời, cá nhân phải thỏa mãn các điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực hành vi dân sự,...và phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

giam ho duong nhien co phai dang ky


Giám hộ đương nhiên có bắt buộc phải đăng ký không?

Giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ cử đều là trường hợp phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục luật định.

Tuy nhiên, đối với việc đăng ký giám hộ của người giám hộ đương nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại khoản 3 Điều 46 như sau:

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Theo quy định pháp luật ở trên, cá nhân là người giám hộ có nghĩa vụ phải đăng ký giám hộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ hoặc người được giám hộ cư trú theo thủ tục luật định.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép người giám hộ đương nhiên không cần đăng ký giám hộ, nhưng người giám hộ đương nhiên này vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của người giám hộ.

Ví dụ như chăm sóc người được giám hộ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, tranh chấp hoặc phải đưa người được giám hộ đi chữa bệnh,...

Như vậy, người giám hộ đương nhiên có nghĩa vụ phải đăng ký giám hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu người giám hộ đương nhiên không đăng ký giám hộ thì vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo luật định. Điều này cũng có nghĩa là, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn chấp nhận trường hợp người giám hộ đương nhiên không đăng ký giám hộ theo quy định.

Trên đây là giải đáp về Giám hộ đương nhiên có phải đăng ký? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Người giám hộ có quyền gì theo Bộ luật Dân sự 2015?

>> Giám hộ cử là gì? Giám hộ cử có quyền gì?

Có thể bạn quan tâm

X