hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 04/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giảng viên là gì? Giảng viên và giáo viên khác nhau như thế nào?

Ai cũng biết giảng viên và giáo viên là những người dạy học nhưng không phải ai cũng biết giảng viên là gì và sự khác nhau giữa giảng viên và giáo viên. Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 
Mục lục bài viết
  • Giảng viên là gì? Phân loại giảng viên hiện nay
  • Giảng viên và giáo viên khác nhau như thế nào?
  • Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì?
Câu hỏi: Tôi thấy mọi người thường gọi chung giảng viên và giáo viên là một. Vậy theo quy định pháp luật thì hai khái niệm này có khác nhau hay không? Và học ngành gì mới có thể trở thành giảng viên?

Giảng viên là gì? Phân loại giảng viên hiện nay

Giảng viên là người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định về bằng cấp, trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy theo quy định và là người có phẩm chất và tư cách của người nhà giáo.

Căn cứ Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012, được sửa đổi tại khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, khái niệm giảng viên được quy định như sau:

- Là người có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy; có trình độ chuyên môn sâu rộng về một lĩnh vực hay chuyên ngành nào đó, đảm bảo đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

- Gồm các chức danh: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giáo sư và phó giáo sư. Các chức danh được cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm theo quy định pháp luật và quy chế tổ chức hoạt động, nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.

- Trừ trợ giảng, giảng viên phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ. Đối với giảng dạy trình độ thạc sĩ thì chức danh giảng dạy là tiến sĩ.

- Tiêu chuẩn và bổ nhiệm giảng viên được Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo quy định.

Giảng viên là gì? Phân loại giảng viênGiảng viên là gì? Phân loại giảng viên

Như vậy, giảng viên là người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định về bằng cấp, trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời cũng là người có phẩm chất và tư cách của người nhà giáo.

Dựa trên chất lượng đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn và bằng cấp của giảng viên mà Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định phân loại giảng viên. Căn cứ Điều 2 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học gồm:

- Hạng I: Giảng viên cao cấp.

- Hạng II: Giảng viên chính.

- Hạng III: Giảng viên và trợ giảng.

Trong đó, giảng viên cao cấp là những người đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động giảng dạy đại học và sau đại học, có tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn cao hơn giảng viên chính, giảng viên và trợ giảng. 

Còn giảng viên chính, là những người được phân công lên lớp thường xuyên, có vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo bậc đại học, cao đẳng.

Giảng viên và giáo viên khác nhau như thế nào?

Giảng viên và giáo viên khác nhau như thế nào?Giảng viên và giáo viên khác nhau như thế nào?

Thực tế, giảng viên và giáo viên đều là những người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh/sinh viên, có nhiều điểm tương đồng và được gọi chung là nghề nhà giáo. Tuy nhiên, giảng viên và giáo viên cũng có một vài điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí

Giảng viên

Giáo viên

Đối tượng giảng dạy

Sinh viên

Học sinh (mẫu giáo và bậc giáo dục phổ thông)

Trình độ giảng dạy

Cao đẳng trở lên

Mầm non, tiểu học, trung học, trung cấp, sơ cấp

Trình độ chuyên môn

Phải là thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư

Trung cấp, cao đẳng, đại học

Nhiệm vụ

- Giảng dạy, đào tạo chuyên ngành cho sinh viên

- Phục vụ cộng đồng

-  Nghiên cứu khoa học

- Các nhiệm vụ chuyên môn khác

- Giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kỹ năng khoa học, bài học cuộc sống,...

- Học tập, bồi dưỡng

- Lập kế hoạch giảng dạy và triển khai các tiết học theo chương trình đào tạo của nhà trường, chuẩn bị và tổng kết năm học

Thời gian làm việc

44 tuần/năm

42 tuần/năm

Định mức tiết dạy

Từ 200 - 350 giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm học (tương ứng với khoảng 600 - 1050 giờ hành chính)

Số tiết học dạy trong 01 tuần là:

- Tiểu học: 23 tiết học

- THCS: 19 tiết học

-THPT: 17 tiết học

Chế độ nghỉ hè

Không quy định cụ thể chế độ nghỉ hè

02 tháng/năm, bao gồm cả nghỉ hàng năm và được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ hè

 

Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì?

Để trở thành giảng viên đại học, bạn có thể học bất kỳ ngành nghề nào trong hệ thống giáo dục đào tạo đại học: Sư phạm, kinh tế, luật, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, kỹ thuật,... miễn là đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn của giảng viên. 

Điều kiện cơ bản nhất là có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, có bằng thạc sĩ tương ứng với chuyên ngành. 

Ngoài ra, để trở thành giảng viên đại học thì phải trải qua các bài kiểm tra tuyển chọn giảng viên. Đối với các ngành nghề về khoa học máy tính thì cần phải kiểm tra kỹ năng chuyên môn, trình độ về công nghệ thông tin, đối với chuyên ngành ngoại ngữ thì thí sinh phải vượt qua bài kiểm tra trình độ C.

Đối với chức danh là giảng viên cao cấp thì yêu cầu cao và khắt khe hơn như bằng tiến sĩ, có kinh nghiệm giảng dạy đại học, sau đại học, có ít nhất 03 công trình nghiên cứu được công nhận,...

Trên đây là thông tin về giảng viên là gì, phân biệt giảng viên và giáo viên mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X