Với sự hiện diện của bên thứ ba, giao dịch trung gian giúp cho các giao dịch trở nên an toàn và tiện lợi hơn. Vậy giao dịch trung gian là gì? Hãy tìm hiểu kĩ ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu giao dịch trung gian là gì?
Giao dịch trung gian (Intermediary Transactions) là hình thức giao dịch giữa chủ thể hai bên nhưng có sự tham gia của bên thứ ba. Bên trung gian thứ ba sẽ đóng vai trò như một cầu nối giữa người mua và người bán, thực hiện thỏa thuận, thống nhất về các điều kiện và giấy tờ chứng từ hợp lệ.
Chúng ta nên hiểu giao dịch trung gian là gì?
Ngoài khái niệm giao dịch trung gian là gì, chúng ta cần nắm thêm một khái niệm nữa là giao dịch trung gian thanh toán. Giao dịch trung gian thanh toán là hình thức thanh toán thông qua bên thứ ba nhằm tránh các rủi ro và đảm bảo tính xác thực cũng như sự thuận tiện khi giao dịch.
Người được ủy quyền làm bên trung gian là cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị có thẩm quyền. Điều này đảm bảo cho quá trình giao dịch không gặp phải các vấn đề rủi ro về lừa đảo hay gian lận.
Tại sao giao dịch trung gian lại ra đời?
Với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, nhu cầu giao dịch và trao đổi ngày càng gia tăng. Điều này kéo theo sự xuất hiện của mua sắm trực tuyến làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Người tiêu dùng dần trở nên ưa chuộng việc trao đổi, mua bán hàng hóa trên các kênh trực tuyến nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng.
Những doanh nghiệp hay sàn thương mại điện tử xuất hiện và trở thành trung gian giao dịch liên kết đáng tin cậy giữa người mua và người bán. Do đó, các trung gian giao dịch ngày càng phổ biến hơn.
Các giao dịch trung gian này là các bên thứ ba có hiểu biết về nhu cầu thị trường và nắm rõ các quy định về giao dịch hợp pháp. Nhờ đó, quá trình trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu những rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Do vậy, giao dịch trung gian ra đời là điều tất yếu.
Hình thức giao dịch trung gian phổ biến hiện nay
Khi chúng ta đã giải đáp được thắc mắc về giao dịch trung gian là gì và tại sao trung gian giao dịch lại ra đời thì các hình thức giao dịch trung gian hiện nay cũng cần được tìm hiểu và làm rõ.
Giao dịch trung gian qua cá nhân uy tín
Đây là hình thức giao dịch trung gian cơ bản và xuất hiện đầu tiên khi loại hình dịch vụ giao dịch trung gian thanh toán ra đời. Tại đây, một cá nhân sẽ được ủy quyền trở thành trung gian giao dịch giữa bên mua và bên bán. Có thể nói, giao dịch trung gian qua cá nhân là dạng giao dịch trung gian truyền thống.
Cá nhân này có thể là người quen của bên bán hoặc bên mua, hoặc là một người uy tín được cả hai bên lựa chọn hoặc một cá nhân là người đại diện cho một đơn vị hoặc tổ chức.
Cá nhân trung gian có nhiệm vụ đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong quá trình giao dịch từ tài sản cho đến các giấy tờ thủ tục. Và cá nhân này sẽ được hưởng một phần lợi ích (khoản phí) sau khi giao dịch hoàn tất.
Giao dịch trung gian qua đơn vị, tổ chức
Hình thức giao dịch trung gian qua các đơn vị tổ chức có thẩm quyền được thực hiện bởi các đơn vị hoặc tổ chức như: Ủy ban nhân dân, ngân hàng Nhà nước,... Các đơn vị này thực hiện hỗ trợ giải quyết, trực tiếp chứng thực và xử lý các chứng từ có liên quan đến giao dịch.
Các trung gian được pháp luật cho phép này sẽ đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia giao dịch về mặt lợi ích một cách hợp pháp.
Giao dịch trung gian qua các giải pháp công nghệ
Dễ dàng nhận thấy các ứng dụng giải pháp từ công nghệ đang ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn. Do đó, nhiều công ty cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán trực tuyến ra đời.
Khoản 10 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì:
“Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán”.
Giao dịch trung gian bằng các ứng dụng công nghệ dần phổ biến
Các ứng dụng công nghệ tạo điều kiện cho bên bán và mua thực hiện thao tác giao dịch thanh toán một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn hai hình thức trên. Và hình thức này vẫn đảm bảo được tính minh bạch và công bằng cho các bên ủy quyền. Đây cũng là lý do mà hình thức giao dịch qua các giải pháp công nghệ dần phổ biến hơn.
Thuận lợi và khó khăn khi giao dịch trung gian là gì?
Thuận lợi:
Đảm bảo sự hiểu biết về thị trường và pháp luật: Bên trung gian có những kiến thức nhất định về thị trường, vấn đề cung - cầu hàng hóa và đặc biệt là hiểu rõ về các vấn đề giao dịch hợp pháp để giúp các bên tham gia thực hiện giao dịch thuận lợi, tránh hành vi gian lận, phi pháp.
Quản lý quá trình thanh toán an toàn: Trong một số trường hợp, trung gian giao dịch giúp quản lý thanh toán giữa các bên ủy thác. Chẳng hạn như, người mua chỉ phải trả tiền cho người bán khi họ đã nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ.
Giao dịch trung gian mang lại nhiều lợi ích nổi trội
Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch: Khi trung gian giao dịch tin cậy và uy tín giám sát, quản lý quá trình giao dịch sẽ giúp giảm rủi ro cho các bên tham gia và tăng cường mức độ tin tưởng giữa các bên.
Giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra: Khi có mâu thuẫn xảy ra giữa người mua và người bán, bên giao dịch trung gian sẽ đóng vai trò như một trọng tài giải quyết tranh chấp và đảm bảo sự công bằng.
Tiết kiệm chi phí: Các bên ủy thác không cần phải đầu tư về cơ sở vật chất nhờ vào hệ thống sẵn có của bên trung gian, từ đó giảm bớt được chi phí.
Khó khăn:
Song song với những thuận lợi mà giao dịch trung gian mang lại thì cũng tồn tại một số khó khăn nhất định như sau:
Khi thực hiện quá trình giao dịch thông qua trung gian, chủ thể người mua và người bán không thể trao đổi trực tiếp qua lại. Do đó, cả hai bên khó có thể nắm bắt nhanh chóng về tình hình giá cả thị trường và mức độ cạnh tranh.
Chính vì vấn đề trên, vốn của các bên tham gia giao dịch dễ rơi vào tình trạng bị chiếm dụng, lợi nhuận bị san sẻ khi bên trung gian bán được hàng hóa và đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho các bên tham gia.
Quy trình giao dịch trung gian an toàn
Nhìn lại khái niệm giao dịch trung gian là gì đã nêu ở trên, chúng ta có thể thấy cả người bán và người mua có được rất nhiều lợi ích nhờ vào giao dịch trung gian thông qua bên thứ ba. Tuy nhiên, không phải bất cứ giao dịch trung gian nào cũng đảm bảo an toàn. Vậy để quy trình giao dịch an toàn, chúng ta nên thực hiện như thế nào?
Các bước trong quy trình giao dịch trung gian thông qua bên thứ ba có thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm kiếm và chọn lựa bên trung gian thứ ba phù hợp để tham gia vào quá trình trao đổi, mua bán của các bên ủy quyền. Lưu ý rằng bên trung gian phải là cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức uy tín để đảm bảo rằng giao dịch an toàn và không xảy ra rủi ro, sai sót.
Làm thế nào để thực hiện giao dịch trung gian thanh toán an toàn?
Bước 2: Sau xem xét kỹ và thống nhất các điều khoản cùng với giá cả và các chứng từ có liên quan thì bên mua sẽ tiến hành chuyển tiền cho bên trung gian.
Bước 3: Bên thứ ba (trung gian giao dịch) sẽ xác nhận giao dịch khi nhận được tiền.
Bước 4: Bên người bán tiến hành chuyển nhượng hàng hóa theo đúng yêu cầu của phía người mua. Sau khi người mua kiểm tra và ưng ý với hàng hóa nhận được thì trung gian giao dịch sẽ chuyển tiền cho người bán.
Bước 5: Quá trình giao dịch đã được hoàn thành.
Có thể thấy, điểm quan trọng để quá trình giao dịch trung gian thanh toán an toàn là bên ủy thác (bên bán và bên mua) cần phải tìm hiểu và lựa chọn ra bên trung gian giao dịch uy tín.