hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 12/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu? Có phụ cấp đứng lớp không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc về giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu, có được chủ nhiệm không, có được hưởng phụ cấp đứng lớp không. Cùng tham khảo để biết câu trả lời.

Mục lục bài viết
  • Giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu?
  • Giáo viên hợp đồng có được chủ nhiệm không?
  • Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức không?
  • Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?
Câu hỏi: Tôi có dự định ký hợp đồng để làm giáo viên ở một trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi đang băn khoăn không biết lương của giáo viên hợp đồng là bao nhiêu và có được phụ cấp thêm khi đứng lớp hay không. Mong luật sư giúp tôi làm rõ nội dung này. Xin cảm ơn Luật sư.

Giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu?

Lương của giáo viên hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động nhưng thấp nhất phải bằng với mức lương tối thiểu theo quy định.

Giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu?Giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019

“Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.”

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu của giáo viên hợp đồng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu theo tháng
(đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu theo giờ
(đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

 

Như vậy, lương của giáo viên hợp đồng sẽ tùy vào thoả thuận giữa trường học và giáo viên nhưng tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định.

Giáo viên hợp đồng có được chủ nhiệm không?

Hiện nay, không có bất kỳ quy định nào hạn chế giáo viên hợp đồng kiêm nhiệm giáo viên chủ nhiệm. Do đó, giáo viên hợp đồng vẫn được chủ nhiệm lớp.

Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019, giáo viên là tên gọi chỉ những nhà giáo dạy ở các trường mầm non, phổ thông, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp. Theo Điều 3 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viên

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học

Theo đó, giáo viên hợp đồng hoàn toàn có quyền chủ nhiệm lớp và không phân biệt giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hay giáo viên là viên chức. 

Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức không?

Giáo viên hợp đồng dù công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là viên chức theo quy định của Luật Viên chức 2010

Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về khái niệm viên chức như sau:

"Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Theo đó, giáo viên hợp đồng không phải viên chức mà là người lao động ký kết hợp đồng lao động làm việc cho người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương theo tại hợp đồng lao động. 

Khác với viên chức là công dân làm việc cho đơn vị sự nghiệp công lập theo thỏa thuận được ký kết hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định.  

Để trở thành viên chức, thì giáo viên phải được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương tại đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, giáo viên hợp đồng không phải là viên chức.

Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Giáo viên hợp đồng vẫn được phụ cấp đứng lớp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Theo điểm a Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC và Điều 1 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT, giáo viên hợp đồng được hưởng phụ cấp đứng lớp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

-  Đang trực tiếp làm việc trong các trường công lập đã được chuyển, xếp lương vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo: các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15;

-  Không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng phụ cấp đứng lớp, cụ thể bao gồm:

  • Được hưởng 40% trong thời gian làm việc, công tác và học tập tại nước ngoài;

  • Thời gian đi công tác, học tập trong nước và không giảng dạy liên tục > 03 tháng;

  • Nghỉ việc riêng không hưởng lương trong thời gian liên tục > 01 tháng;

  • Thời gian nghỉ ốm đau/thai sản vượt quá thời hạn được quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội;

  • Không được trợ cấp trong khi bị đình chỉ giảng dạy.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc các nội dung liên quan đến giáo viên hợp đồng lương bao nhiêu? Có được phụ cấp đứng lớp không? Mong rằng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin cần thiết. 

Nếu có thắc mắc về pháp lý liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ tổng đài theo hotline 1900.6199 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X