hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 13/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin được giảm bao nhiêu tiết dạy?

Hiện nay, nhiều trường hợp các giáo viên sẽ vừa phụ trách giảng dạy vừa kiêm vài nhiệm vụ khác như giáo viên kiêm nhiệm công nghệ. Vậy giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin được giảm bao nhiêu tiết dạy?

 

Định mức tiết dạy của giáo viên là bao nhiêu?

Định mức tiết dạy của giáo viên còn có thể hiểu là số tiết học lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên dạy trong 1 tuần.

Căn cứ theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên như sau:

  • Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

  • Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp THCS, 15 tiết ở cấp THPT;

  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở;

  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết;

  • Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin được giảm bao nhiêu tiết dạy?

Giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin được giảm bao nhiêu tiết dạy?

Giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin được giảm bao nhiêu tiết dạy?

Hiện nay, giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin không nằm trong các trường hợp được giảm tiết dạy so với định mức quy định.

Tuy nhiên căn cứ Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT):

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần.

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.

  • Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

  • Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

  • Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

  • Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.

  • Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.

  • Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần

Có thể thấy giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin tương đương với trường hợp giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng thiết bị, thư viện…nếu vị trí này chưa có cán bộ phụ trách.

Do đó, tùy khối lượng công việc, hiệu trưởng quyết định số tiết dạy được giảm.

Giáo viên dạy thêm giờ có được trả thêm tiền không?

Giáo viên dạy thêm giờ có được trả thêm tiền không?

Giáo viên dạy thêm giờ có được trả thêm tiền không?

Hiện nay, ở các cơ sở đào tạo khó có thể tránh việc các giáo viên ngoài phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ ngoài giảng dạy, và việc phải dạy thêm giờ cũng trở thành một việc thường xuyên tại môi trường giáo dục. Cũng chính vì thế được trả tiền khi dạy thêm giờ là một trong những quyền lợi của giáo viên. Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC việc trả tiền lương dạy thêm giờ phải đảm bảo nguyên tắc:

1-Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm 03 yếu tố sau:

+ Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng;

+ Các khoản phụ cấp lương;

+ Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2- Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề; giảng viên dạy nghề, cơ sở giáo dục đại học,...được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

3- Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

4- Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

5- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp thiếu giáo viên bộ môn tại các đơn vị không phải hiếm, cũng chính vì thế việc giáo viên ở bộ môn còn thiếu số lượng sẽ được trả tiền dạy thêm giờ do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản  hoặc đi học tập, bồi dưỡng,... phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

6- Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm:

+ Thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định

+ Thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

7- Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ tuy nhiên không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

8- Thời gian tính trả tiền dạy thêm trong năm học tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm sau.

Trên đây là nội dung bài viết giáo viên kiêm nhiệm công nghệ thông tin được giảm bao nhiêu tiết dạy? Nếu còn vấn đề thắc mắc, chưa được giải đáp hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác như hành chính, dân sự, hình sự,... vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X