hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 26/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giấy phép xây dựng dùng làm gì? Được cấp khi nào?

Giấy phép xây dựng để làm gì? Tại sao cần phải có giấy phép xây dựng? Khi nào được cấp giấy phép xây dựng? Ai cấp? HieuLuat sẽ giải đáp toàn bộ vướng mắc này trong bài viết dưới đây.

 

Câu hỏi: Chào HieuLuat, xin hỏi giấy phép xây dựng được cấp để phục vụ mục đích gì?

Khi nào thì chủ đầu tư được cấp giấy phép xây dựng?

Ai là người cấp giấy phép xây dựng này?

Xin cảm ơn.

HieuLuat xin chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Với những vướng mắc của bạn liên quan đến giấy phép xây dựng để làm gì? Được cấp khi nào? được chúng tôi giải đáp cụ thể như dưới đây.

Giấy phép xây dựng để làm gì? Nội dung nào có trong giấy phép?

Trước hết, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để thực hiện việc xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình (khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014).

Từ định nghĩa về giấy phép có thể thấy, tác dụng của giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Là văn bản pháp lý xác định quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong hoạt động xây dựng đối với công trình: Ví dụ được xây mới, được sửa chữa cải tạo…;

  • Là căn cứ xác nhận phạm vi, giới hạn… mà chủ đầu tư được phép xây dựng (ví dụ như chiều cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, giới hạn về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng…);

  • Là căn cứ để thực hiện xử phạt vi phạm nếu như chủ đầu tư xây dựng không đúng hoặc không có giấy phép mặc dù theo Luật buộc phải có;

  • Có giấy phép xây dựng có thể đánh giá được tiến độ thực hiện công trình, chất lượng công trình:

    • Kèm theo giấy phép xây dựng, chủ đầu tư buộc phải có bản vẽ thiết kế đối với công trình xây dựng. Đối chiếu bản vẽ thiết kế với công trình thực tế sẽ phần nào đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của đơn vị thi công;

    • Thông qua bản vẽ thiết kế cũng có thể đánh giá được phần nào chất lượng công trình được hoàn thành;

Ngoài ra, 10 nội dung cơ bản có trên giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Thông tin về công trình thuộc dự án/nếu là nhà ở riêng lẻ thì ghi thông tin của bản thiết kế do đơn vị nào lập;

  • Thông tin về tên, địa chỉ của chủ đầu tư/chủ công trình nhà ở riêng lẻ;

  • Thông tin về địa điểm, vị trí xây dựng công trình/nhà ở riêng lẻ;

  • Thông tin về loại, cấp công trình xây dựng: Ví dụ loại công trình là nhà ở riêng lẻ, cấp công trình là cấp III…;

  • Thông tin về cốt xây dựng công trình;

  • Thông tin về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: Các thông số thể hiện điểm giới hạn trong xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ;

  • Thông tin về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất (nếu có);

  • Thông tin về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1, số tầng, chiều cao tối đa toàn công trình (áp dụng thêm đối với công trình dân dụng/công trình công nghiệp/nhà ở riêng lẻ);

  • Thông tin về thời hạn khởi công xây dựng công trình: Quy định chung là không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng;

Kết luận: Với câu hỏi giấy phép xây dựng để làm gì, căn cứ quy định hiện hành và tùy thuộc người sử dụng giấy phép là chủ đầu tư, cơ quan quản lý hoặc người nghiên cứu mà công dụng khai thác có thể khác nhau.

Nội dung cơ bản của giấy phép bao gồm các thông tin như chúng tôi cung cấp ở trên.

Giấy phép xây dựng để làm gì? Có nội dung gì trong giấy phép?Giấy phép xây dựng để làm gì? Có nội dung gì trong giấy phép?


Giấy phép xây dựng được cấp khi nào? Do ai cấp?

Từ định nghĩa về giấy phép xây dựng mà chúng tôi nêu ở trên, suy ra, giấy phép xây dựng được cấp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Chủ đầu tư có nhu cầu xây mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình;

  • Thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng;

  • Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đúng, đầy đủ;

  • Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo yêu cầu;

Cũng cần lưu ý: Để được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính (lệ phí cấp giấy phép xây dựng) theo quy định của từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Ngoài ra, để được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cũng cần nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại đúng cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

  • Hoặc các đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền là Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất/khu công nghệ cao/khu kinh tế;

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;

Việc phân cấp ủy quyền dựa trên cấp, loại công trình, cụ thể như sau:

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

Cấp công trình xin cấp giấy phép

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Công trình xây dựng cấp IV, cấp III và nhà ở riêng lẻ trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Các đối tượng còn lại phải xin cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi trong địa bàn tỉnh (trừ các đối tượng thuộc quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện)

Hoặc các đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền là Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất/khu công nghệ cao/khu kinh tế

Kết luận: Giấy phép xây dựng để làm gì, giấy phép xây dựng do ai cấp, cấp trong trường hợp nào đã được chúng tôi giải đáp chi tiết như trên.

Bạn tự mình đối chiếu các phân tích giải đáp của chúng tôi ở trên để có đáp án phù hợp cho trường hợp của mình.

Trên đây là giải đáp về vấn đề giấy phép xây dựng để làm gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn kịp thời.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X