Giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại theo quy định hiện hành? Cụ thể tên của từng loại là gì? Làm giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền? Cùng HieuLuat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại theo Luật Xây dựng?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi các loại giấy phép xây dựng hiện hành bao gồm những loại nào?
Mong Luật sư chỉ dẫn cụ thể.
Chào bạn, giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm, tìm hiểu.
Theo đó, các loại giấy phép hiện hành đang được quy định hiện nay được chúng tôi trình bày dưới đây như sau:
Giấy phép xây dựng gồm những loại nào?
Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020) quy định các loại giấy phép xây dựng đang được sử dụng để cấp cho chủ đầu tư hiện nay gồm có 4 loại:
Giấy phép xây dựng mới;
Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo;
Giấy phép di dời công trình;
Giấy phép xây dựng có thời hạn;
Để được cấp các loại giấy phép nêu trên, chủ đầu tư phải thuộc các trường hợp luật định, cụ thể như sau:
Loại giấy phép | Trường hợp được cấp |
Giấy phép xây dựng mới | Cấp cho chủ đầu tư khi xây mới các công trình xây dựng, tượng đài, tranh vẽ hoành tráng, nhà ở riêng lẻ,... |
Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo | Cấp cho chủ đầu tư có nhu cầu sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ đã được hoàn thành/sẵn có |
Giấy phép di dời công trình | Được cấp cho chủ đầu tư trong trường hợp có nhu cầu di dời công trình từ địa điểm này sang địa điểm khác |
Giấy phép xây dựng có thời hạn | Được cấp cho những công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng/quy hoạch khu chức năng hoặc đã có quy hoạch chi tiết/quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng và phải đảm bảo các điều kiện nhất định |
Điều này cũng có thể hiểu rằng, việc xin loại giấy phép nào phụ thuộc vào điều kiện, nhu cầu của chủ đầu tư và phụ thuộc vào chính công trình, nhà ở riêng lẻ thực hiện xây dựng, cải tạo, sửa chữa,...
Giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại theo Luật Xây dựng?
Lưu ý: Nghị định 15/2021/NĐ-CP, tại Phụ lục II có ban hành các mẫu giấy phép xây dựng hiện hành tương ứng với các loại giấy phép và công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ như:
Giấy phép xây dựng cho các công trình không theo tuyến (mẫu số 03);
Giấy phép xây dựng cấp/sử dụng đối với các công trình ngầm (mẫu số 04);
Giấy phép xây dựng sử dụng cho các công trình theo tuyến (mẫu số 05);
Giấy phép xây dựng sử dụng theo giai đoạn của công trình không theo tuyến (mẫu số 06);
Giấy phép xây dựng cấp theo giai đoạn của công trình theo tuyến (mẫu số 07);
Giấy phép xây dựng sử dụng/cấp cho dự án (mẫu số 08);
Giấy phép xây dựng cấp cho nhà ở riêng lẻ (mẫu số 09);
Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình (mẫu số 10);
Giấy phép di dời công trình xây dựng (mẫu số 11);
Giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ (mẫu số 12);
Như vậy, với câu hỏi giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại, căn cứ Luật Xây dựng, suy ra, có 4 loại giấy phép xây dựng được gọi tên lần lượt là: Giấy phép xây dựng mới/giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo/giấy phép xây dựng di dời công trình/giấy phép xây dựng có thời hạn.
Chi phí để xin cấp giấy phép xây dựng được chúng tôi trình bày dưới đây.
Xin cấp giấy phép xây dựng giá bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi các loại chi phí khi xin cấp giấy phép xây dựng hiện nay được tính toán như thế nào?
Cảm ơn đã hỗ trợ.
Chào bạn, ngoài vấn đề giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại, cấp trong trường hợp nào thì vấn đề được nhiều người quan tâm là:
Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng là bao nhiêu?
Quy định về chi phí xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?
Căn cứ thực tế và quy định pháp luật, các chi phí để xin cấp giấy phép xây dựng hiện nay bao gồm chi phí nộp ngân sách Nhà nước và chi phí dân sự thỏa thuận, cụ thể như sau:
Chi phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước: Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
Đây là khoản lệ phí được quy định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất, do đó, không có mức giá chung;
Ví dụ 1, tại Hà Nội, mức thu đối với cấp mới nhà ở riêng lẻ là 75.000 đồng/lần/công trình khác là 150.000 đồng/lần, gia hạn giấy phép là 15.000 đồng/lần (Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND);
Ví dụ 2, tại thành phố Hồ Chí Minh, mức thu này giống với Hà Nội (Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND);
Ví dụ 3, tại thành phố Đà Nẵng, mức thu này theo Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND là: Đối với nhà ở riêng lẻ 50.000 đồng/lần, công trình khác là 100.000 đồng/lần, hoặc điều chỉnh/gia hạn/cấp lại thì là 10.000 đồng/lần;
Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng
Chi phí thỏa thuận: Đây là những khoản chi mà chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chi trả mà không thuộc trường hợp phải nộp vào ngân sách Nhà nước
Thù lao trả cho đơn vị lập bản vẽ thiết kế: Nếu chủ đầu tư không tự mình lập bản vẽ thiết kế (là một trong những tài liệu buộc phải có trong hồ sơ xin cấp giấy phép) thì đây là khoản phí buộc phải chi trả cho đơn vị có chuyên môn thực hiện;
Mức phí này được tính toán, chi trả theo thỏa thuận giữa bạn và bên thiết kế, vì vậy, nó không có mức giá cụ thể nào;
Thù lao ủy quyền xin cấp giấy phép xây dựng:
Đây là khoản phí mà chủ đầu tư có nghĩa vụ trả cho bên nhận ủy quyền khi họ đại diện chủ đầu tư thực hiện các công việc như nộp hồ sơ, nộp lệ phí xin cấp giấy phép, nhận kết quả… để xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Tương tự như khoản thù lao chi trả cho việc thiết kế, đây cũng là khoản thù lao được chi trả theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và bên nhận ủy quyền;
Thù lao công chứng/chứng thực văn bản ủy quyền: Khoản phí này được tính toán, chi trả theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC nếu thực hiện công chứng; hoặc theo quy định tại Thông tư 226/2016/TT-BTC nếu thực hiện chứng thực;
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết các vướng mắc của bạn về vấn đề giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại, gọi tên các loại này ra sao, cấp giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền như trên.
Bạn nên tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.
Trên đây là giải đáp về vấn đề giấy phép xây dựng gồm bao nhiêu loại? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.