Giấy phép xây dựng không thời hạn là loại giấy phép gì? Được quy định ở đâu? Khác gì với giấy phép có thời hạn? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của HieuLuat nhé.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có nghe nói đến loại giấy phép xây dựng không thời hạn và giấy phép xây dựng có thời hạn.
Xin hỏi, hiểu như thế nào là giấy phép xây dựng không thời hạn?
Phân biệt giấy phép xây dựng không thời hạn và có thời hạn như thế nào?
Chào bạn, giấy phép xây dựng không thời hạn, giấy phép xây dựng có thời hạn là loại giấy phép gì, quy định ở đâu, phân biệt thế nào là những vấn đề được chúng tôi giải đáp cụ thể như sau:
Giấy phép xây dựng không thời hạn là gì? Được cấp khi nào?
Giấy phép xây dựng không thời hạn không được định nghĩa theo quy định của pháp luật xây dựng.
Mà thực chất, đây là cách gọi thông thường của các loại giấy phép mà nội dung giấy phép không bao gồm thông tin về thời hạn của giấy phép xây dựng.
Đây có thể là các loại giấy phép được ban hành theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP (trừ giấy phép xây dựng có thời hạn hoặc giấy phép di dời công trình) và có thể là:
Giấy phép xây dựng mới công trình không theo tuyến, công trình ngầm theo tuyến, công trình là tượng đài, tranh vẽ hoành tráng, nhà ở riêng lẻ…;
Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với các công trình được nêu trên;
Việc xác định thời hạn tồn tại của những loại giấy phép phải được tính toán theo quy định của pháp luật xây dựng về thời hạn khởi công xây dựng công trình, cụ thể:
Chủ đầu tư có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện khởi công xây dựng công trình trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép xây dựng;
Trước thời hạn 12 tháng nêu trên, chủ đầu tư phải thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng. Việc gia hạn được thực hiện tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 12 tháng (tổng là 24 tháng);
Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn không xây dựng công trình thì phải xin cấp mới giấy phép xây dựng;
Pháp luật không định nghĩa về giấy phép xây dựng không thời hạn
Điều đó cũng có nghĩa rằng, đối với những loại giấy phép xây dựng không ghi thời hạn trên giấy phép (thời hạn có hiệu lực của giấy phép) thì chủ đầu tư cũng chỉ có thể sử dụng được trong thời hạn tối đa 36 tháng.
Quá thời hạn nêu trên, chủ đầu tư buộc phải xin cấp mới giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ công trình theo quy định.
Như vậy, giấy phép xây dựng không thời hạn không được định nghĩa theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Mà đây là tên thường gọi dùng để chỉ các loại giấy phép xây dựng được cấp cho chủ đầu tư mà trên đó không ghi thời hạn sử dụng/tồn tại của giấy phép.
Việc phân biệt giấy phép xây dựng không thời hạn và có thời hạn được chúng tôi giải đáp như dưới đây.
Phân biệt giấy phép xây dựng không có thời hạn với có thời hạn thế nào?
Khác với giấy phép xây dựng không thời hạn, giấy phép xây dựng có thời hạn là một trong số những loại giấy phép xây dựng quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020.
Việc phân biệt hai loại giấy phép này có thể thông qua các tiêu chí như định nghĩa/cách hiểu, điều kiện cấp, mẫu sử dụng, chi tiết như sau:
Loại giấy phép/Tiêu chí phân biệt | Giấy phép xây dựng không thời hạn | Giấy phép xây dựng có thời hạn |
Định nghĩa/cách hiểu | Thường được hiểu là loại giấy phép xây dựng không ghi thời hạn có hiệu lực trên giấy phép cấp cho chủ đầu tư |
|
Phân loại | Có thể là:
| Bao gồm:
|
Điều kiện cấp | Phụ thuộc vào từng loại giấy phép xây dựng và từng loại công trình, ví dụ:
| Thỏa mãn điều kiện tại Điều 94 Luật Xây dựng như:
|
Mẫu giấy phép xây dựng áp dụng cấp cho chủ đầu tư theo Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP | Mẫu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10 | Mẫu số 10, 12 |
Xây dựng không có giấy phép có thể bị xử phạt
Như vậy, giấy phép xây dựng không thời hạn có thể phân biệt với giấy phép xây dựng có thời hạn thông qua các tiêu chí như định nghĩa, điều kiện cấp, mẫu giấy phép xây dựng áp dụng.
Trên đây là giải đáp về vấn đề giấy phép xây dựng không thời hạn, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006199 để được tư vấn kịp thời.