Khi quyết định bỏ Chứng minh nhân dân, việc cập nhật các giấy tờ liên quan trở thành một phần không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quá trình này thường gây ra nhiều băn khoăn về việc sử dụng giấy tờ thay thế và có cần phải giao trả Chứng minh nhân dân cũ hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết sau.
Giấy tờ nào cần cập nhật khi bỏ Chứng minh nhân dân?
Giấy tờ nào cần cập nhật khi bỏ Chứng minh nhân dân?
1. Hộ chiếu
Hiện nay, với những hộ chiếu mà sử dụng thông tin từ số Chứng minh nhân dân, người dân cần đi cập nhật lại thông tin trên hộ chiếu để đảm bảo sự thống nhất. Bởi lẽ, để được phép xuất nhập cảnh ra vào quốc gia, người dân phải xuất trình hộ chiếu có thông tin trùng khớp với thông tin trên giấy tờ tùy thân hiện hành.
Để tránh sự phiền toái hay bị làm khó tại cửa khẩu của một số quốc gia, người dân nên tự ý đến cơ quan có thẩm quyền để cập nhật thông tin trên hộ chiếu sao cho khớp với thông tin mới trên thẻ Căn cước/CCCD. Người dân có thể đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh nơi họ thường trú, tạm trú hoặc tới Cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)
Theo nội dung tại quy định Điều 17 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 14, Điều 6 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, cụ thể là tại điểm g, khoản 1 của điều này thì người dân không buộc phải làm thủ tục thay đổi thông tin trên Sổ đỏ/ Sổ hồng trong trường hợp thay đổi thông tin về số CMND. Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu điều chỉnh cho trùng khớp với các giấy tờ pháp lý cá nhân của mình thì cơ quan nhà nước vẫn tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi theo yêu cầu của người dân.
Thế nhưng, khi có những thay đổi thông tin như trên, người dân vẫn nên yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục thay đổi để cập nhật lại thông tin số CMND mới nhất trên Sổ đỏ/ Sổ hồng cho mình. Điều này nhằm tránh những rủi ro pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nhà ở về sau
Khi có yêu cầu thay đổi thông tin về số CMND trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ khai thác và sử dụng các thông tin đã cập nhật mới nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau khi hoàn thành hồ sơ thay đổi, người dân có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai/ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai/ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất sẽ thực hiện thủ tục đính chính số CMND/CCCD mới nhất tại trang số 3 hoặc trang số 4 của Sổ đỏ/ Sổ hồng đã cấp.
Hiện nay mẫu Sổ đỏ cũng đang đề đề xuất mẫu mới với nhiều thay đổi. Nếu được thông qua, thì mẫu Sổ đỏ mới sẽ được cấp từ 01/01/2025.
3. Thông tin đăng ký thuế
Để thuận tiện cho việc kiểm tra, kê khai, quyết toán mã số thuế sau này, những người còn sử dụng CMND 09 số cần thay đổi thông tin theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 năm 2019, khi thông tin đăng ký thuế thay đổi, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. .
Theo đó, nếu người nộp thuế thay đổi mã số thuế cá nhân 9 chữ số dùng để đăng ký mã số thuế cá nhân thì phải cập nhật mã số thuế cá nhân thành mã số CMND mới theo quy định.
Sau khi thay đổi thông tin 12 số trên CMND thường trú thì không bắt buộc cần thay đổi ngay thông tin đăng ký thuế.
4. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Số Chứng minh nhân dân (CMND) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Để có thể tra cứu thông tin liên quan đến BHXH và BHYT một cách thuận tiện, người dân cần phải cập nhật lại thông tin trong hồ sơ BHXH và thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khi giấy CMND chính thức bị khai tử, người dân nên thực hiện việc thay đổi thông tin trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Điều này giúp họ dễ dàng tra cứu thông tin và tránh gặp phải những rắc rối về thủ tục trong tương lai.
Dùng giấy tờ nào thay thế khi bỏ Chứng minh nhân dân?
Dùng giấy tờ nào thay thế khi bỏ Chứng minh nhân dân?
Hiện nay, người dân có thể sử dụng bốn loại giấy tờ , bao gồm:
- Chứng minh nhân dân (CMND) 09 số.
- Chứng minh nhân dân (CMND) 12 số.
- Thẻ căn cước công dân (CCCD) có mã vạch.
- Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
- Thẻ Căn cước (tính từ 01/7/2024)
Từ ngày 01/7/2024, các cơ quan thẩm quyền sẽ triển khai thực hiện thẻ Căn cước mới, trong đó sẽ cập nhật thêm thông tin về mống mắt, ADN và giọng nói. Do đó, khi CMND bị khai tử, kể từ năm 2025, người dân sẽ chỉ còn được phép sử dụng ba loại giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân (CCCD) có mã vạch (nếu còn hạn).
- Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip (nếu còn hạn).
- Thẻ căn cước mới.
Người dân hiện đang sử dụng CCCD (có mã vạch và gắn chip) nếu còn hạn, có thể chủ động làm thẻ căn cước mới để tiện lợi trong các công việc và giao dịch hành chính trong tương lai.
Có bị thu lại chứng minh nhân dân khi đổi sang căn cước công dân không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, trong quy trình đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân, cán bộ công an phải thu lại Chứng minh nhân dân của người trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân.
Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về loại giấy tờ nào cần cập nhật khi bỏ Chứng minh nhân dân.
Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 19006192 để hỗ trợ, giải đáp