hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 10/03/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Gửi đóng BHXH để hưởng thai sản, bị xử lý thế nào?

Thực tế có không ít trường hợp lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con gửi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại doanh nghiệp để đủ thời gian tham gia BHXH hưởng thai sản. Vậy pháp luật hiện nay có cho phép người lao động được gửi đóng BHXH để hưởng thai sản không?

Câu hỏi: Em gái tôi đang trong thời gian mang thai, do tính chất công việc khá vất vả sợ ảnh hưởng đến thai nên em tôi đã xin nghỉ việc. Do chưa đủ thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ thai sản nên em tôi có gửi đóng BHXH tại doanh nghiệp cũ. Vậy xin hỏi em tôi có được làm như thế không? Nếu bị phát hiện có bị xử lý không? Tôi cảm ơn!

Không đi làm có được gửi đóng BHXH để hưởng thai sản không?

Tại Điều 2 Luật BHXH 2014 đã quy định rất rõ về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm:

- Người lao động Việt Nam:

+ Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 - dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

+ Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.

Theo quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 - dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi; làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - dưới 03 tháng thì phải tham gia BHXH bắt buộc.

Nói cách khác, nếu người lao động không làm việc cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, việc nhiều người lao động dù không đi làm nhưng gửi đóng BHXH để hưởng các chế độ ốm đau, thai sản là không đúng với quy định pháp luật.

Gửi đóng BHXH để hưởng thai sản, bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)


Gửi đóng BHXH bắt buộc để hưởng thai sản, xử lý ra sao?

Như đã phân tích ở trên, pháp luật không cho phép người lao động nghỉ việc gửi đóng BHXH để hưởng các quyền lợi. Nếu người lao động vẫn cố tình thực hiện hành vi này thì cả phía doanh nghiệp và người lao động đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và số tiền có được từ việc gian lận mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

- Về xử phạt vi phạm hành chính:

+ Với người lao động: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng nếu có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(Theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022).

+ Với người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng BHXH để trục lợi chế độ BHXH nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

(Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 12/2022).

- Về xử lý hình sự:

Căn cứ Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người lao động có hành vi gửi đóng để trục lợi từ BHXH còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gian lận BHXH với mức phạt như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Thực hiện một trong các hành vi sau để chiếm đoạt tiền BHXH từ 10 - dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 - dưới 200 triệu đồng:

+ Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH lừa dối cơ quan BHXH.

+ Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH.

- Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng;

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm

2

Nếu phạm tội mà:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tiền BHXH từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Gây thiệt hại từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 01 - 05 năm.

3

Nếu phạm tội mà:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tiền BHXH từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Gây thiệt hại từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 01 - 05 năm.

4

Nếu phạm tội mà:

+ Chiếm đoạt tiền BHXH từ 500 triệu đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại 500 triệu đồng đồng trở lên.

Phạt tù từ 05 - 10 năm

Trên đây là thông tin giải đáp liên quan đến vấn đề gửi đóng BHXH để hưởng thai sản? Nếu còn thắc mắc khác về chủ đề này, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây hoặc liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Thai bao nhiêu tuần thì tôi được xin nghỉ thai sản?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X