Hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi? Xử lý hành vi này thế nào? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Tôi có 1 mảnh đất ở quê nhưng nay cả nhà ra thành phố sinh sống.
Tôi phải làm thế nào?
Chào bạn, hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi, xử lý bằng cách nào là đúng pháp luật là nội dung được chúng tôi trình bày, giải đáp dưới đây.
Hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?
Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013, lấn đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Vì thế, hàng xóm xây nhà lấn sang đất nhà bạn là một hành vi vi phạm pháp luật.Theo đó, để giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi xây nhà lấn chiếm đất, bạn có thể lựa chọn một trong số các cách thực hiện sau đây:
Cách 1: Tự thương lượng, giải quyết
Bạn có thể tự mình thương lượng, yêu cầu hàng xóm phải thực hiện tháo dỡ phần công trình đã xây dựng trên diện tích đất của mình;
Hoặc yêu cầu hàng xóm dừng thi công, bồi thường cho gia đình bạn;
Cách giải quyết khác phù hợp với sự thỏa thuận của các bên;
Nếu không tự thương lượng được, bạn lựa chọn sử dụng 1 trong hai cách sau;
Cách 2: Xử lý vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm không gian được quản lý, sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác
Bạn có thể gửi đơn đề nghị/đơn yêu cầu xử lý hành vi xây dựng nhà ở lấn chiếm sang diện tích đất được sử dụng hợp pháp của gia đình bạn;
Đơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà đất;
Nếu đủ căn cứ ra xử phạt, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như chúng tôi trình bày ở phần dưới (biện pháp xử phạt là phạt tiền, yêu cầu phải tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm);
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là căn cứ để buộc các bên phải thực hiện;
Cách 3: Thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự luật định
Lấn đất, chiếm đất là những hành vi làm thay đổi ranh giới, diện tích, mốc giới đất và là tranh chấp đất đai theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai.
Do vậy, trình tự giải quyết như sau:
Bước 1: Hòa giải, thương lượng
Pháp luật khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở;
Tại đây, bạn có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm phải tạm dừng thực hiện xây dựng nhà ở, công trình trên phần diện tích đất lấn chiếm, hoàn trả lại nguyên vẹn cho bạn diện tích thuộc quyền sử dụng của mình;
Nếu gia đình hàng xóm đã xây dựng hoàn thiện công trình, hai bên có thể thỏa thuận với nhau phương án giải quyết, ví dụ hàng xóm mua lại diện tích đã lấn của bạn...;
Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (thủ tục bắt buộc);
Bạn có quyền gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp xã để được hòa giải (bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã) nếu các bên không thể tự thương lượng, hòa giải;
Trong thòi hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
Hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì?
Bước 2: Khởi kiện tới Tòa án hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, nếu hòa giải không thành, bạn có quyền gửi đơn khởi kiện tới tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết;
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lúc này phụ thuộc vào việc đất đã được cấp sổ hay chưa và nhu cầu của bạn, chi tiết như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Bước 3: Kháng cáo hoặc khiếu nại yêu cầu cấp trên trực tiếp giải quyết/hoặc khởi kiện hành chính
Nếu nhận thấy bản án sơ thẩm không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định tới tòa án cấp trên trực tiếp;
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, bạn có quyền khiếu nại yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết/hoặc khởi kiện tới tòa án nhân dân (tòa hành chính) có thẩm quyền;
Như vậy, hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi đã được chúng tôi hướng dẫn cách thực hiện như trên.
Theo đó, bạn có thể tự mình thương lượng hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết hoặc khởi kiện.
Xây nhà lấn đất hàng xóm bị xử lý thế nào?
Theo khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm và xử phạt như sau:
Một là, trong trường hợp thông thường
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ | 80 - 100 triệu đồng |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác | 100 - 120 triệu đồng |
Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng | 180 - 200 triệu đồng |
Xử phạt hành vi xây nhà lấn đất hàng xóm
Hai là, sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi lấn chiếm nhưng người vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện thì mức phạt cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ | 100 - 120 triệu đồng |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác | 120 - 140 triệu đồng |
Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng | 400 - 500 triệu đồng |
Ba là, trường hợp lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng còn tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiếp như sau
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ | 120 - 140 triệu đồng |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác | 140 - 160 triệu đồng |
Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng | 950 triệu - 01 tỷ đồng |
Như vậy, một trong những cách giải quyết khi hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì là yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, mức xử phạt cụ thể áp dụng đối với từng mức độ vi phạm, từng loại công trình được chúng tôi liệt kê chi tiết theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP ở trên.
Giải quyết tranh chấp đất đai khi xây nhà ở đâu?
Như chúng tôi đã trình bày, trong trường hợp của bạn, có 3 cách để giải quyết vấn đề hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì (tự thương lượng, yêu cầu xử lý hành chính, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền).
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lúc này gồm:
Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất/Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Để được giải quyết tranh chấp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
Đơn khởi kiện (nếu giải quyết tại tòa), hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (nếu giải quyết tại Ủy ban nhân dân);
Sổ hồng/giấy chứng nhận;
Giấy tờ tùy thân;
Bản ảnh chụp, tài liệu, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là của mình;
Văn bản ủy quyền (nếu có);
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về vấn đề hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì của bạn có thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh, hoặc Tòa án nhân dân.
Chi tiết về điều kiện được lựa chọn nơi giải quyết, tài liệu, giấy tờ yêu cầu giải quyết tranh chấp đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở trên.
Có thể phải phá dỡ nhà nếu xây lấn đất hàng xóm
Đang tranh chấp đất đai, có được xây dựng không?
Pháp luật hiện hành không quy định nếu có tranh chấp đất đai thì việc xây dựng nhà ở, công trình trên đất có được tiếp tục tiến hành hay không.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng khi có phát sinh tranh chấp thường diễn biến như sau:
Trường hợp 1, nếu bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Căn cứ xử phạt vi phạm nếu được áp dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu chủ đầu tư dừng việc thi công/xây dựng công trình trên đất đang có tranh chấp;
Sau khi đã tiến hành xử phạt, thực hiện biện pháp xử phạt các bên mới được phép tiếp tục thực hiện quyền của mình đối với thửa đất;
Trường hợp 2, nếu khởi kiện ra tòa án nhân dân
Bên bị lấn chiếm/cho rằng bị lấn chiếm đất có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng vi phạm;
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng là "Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp" (khoản 8 Điều 14 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
Như vậy, khi đang giải quyết tranh chấp về vấn đề hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì, bạn có thể đề nghị/yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc bên vi phạm dừng thi công xây dựng/hoặc đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
Nếu bạn không đề nghị/yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện thì chưa có căn cứ cụ thể để buộc bên vi phạm phải ngừng thi công.
Trên đây là giải đáp hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì? Nếu vẫn chưa tìm được lời giải cho trường hợp của bạn, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.