hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 01/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa bị xử lý như thế nào?

Nhãn hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng đối với hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

Câu hỏi: Hàng hóa nhập khẩu nếu không có nhãn gốc thì bị xử phạt thế nào?

Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa

Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP)quy định các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa phải bảo đảm ghi nhãn hàng hóa một cách trung thực, rõ ràng, và chính xác, nhãn hàng hóa phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóaHành vi vi phạm về nhãn hàng hóa

Mục 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) quy định những hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa bao gồm:

  • Vi phạm về ghi nhãn hàng hóa;

  • Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, vi phạm nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa.

Mức xử phạt vi phạm về nhãn hàng hóa

Mức phạt đối với hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Mức xử phạt vi phạm về nhãn hàng hóa

Mức xử phạt vi phạm về nhãn hàng hóa

Cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm

  • Hàng hóa có nhãn nhưng bị rách nát, mờ, che lấp, không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;

  • Hàng hóa có nhãn ghi kích thước chữ và số, ngôn ngữ, định lượng và đơn vị đo không đúng theo quy định pháp luật.

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

0 - 5.000.000 đồng

500.000 đồng - 1.000.000 đồng

Trên 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Trên 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

Trên 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

5.000.000 đồng - 7.000.000 đồng

Trên 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

7.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

Trên 50.000.000 đồng - 70.000.000 đồng

10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng

Trên 70.000.000 đồng -100.000.000 đồng

15.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

Trên 100.000.000 đồng

20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

Biện pháp khắc phục: Thu hồi sản phẩm, hàng hóa

Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:

Hành vi vi phạm

  • Hàng hóa có nhãn (nhãn phụ), tài liệu đi kèm không ghi đầy đủ nội dung hoặc ghi không đúng nội dung bắt buộc theo quy định;

  • Hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

0 - 5.000.000 đồng

500.000 đồng - 1.000.000 đồng

Trên 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Trên 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

3.000.000 đồng - 7.000.000 đồng

Trên 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

7.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

Trên 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng

Trên 50.000.000 đồng - 70.000.000 đồng

15.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

Trên 70.000.000 đồng -100.000.000 đồng

20.000.000 đồng - 25.000.000 đồng

Trên 100.000.000 đồng

25.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

Lưu ý: Trường hợp hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng thì mức phạt sẽ được áp dụng gấp 02 lần.

Biện pháp khắc phục: 

  • Thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa;

  • Nộp lại số tiền bằng trị giá trị hàng hóa, phương tiện vi phạm.

Hành vi vi phạm

  • Hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu,... và các thông tin không đúng bản chất về hàng hóa đó; nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị; hàng hóa có nhãn (nhãn gốc, nhãn phụ) đối với hàng hóa nhập khẩu đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng;

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

0 - 1.000.000 đồng

200.000 đồng đến 400.000 đồng

Trên 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng

400.000 đồng - 600.000 đồng

Trên 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

600.000 đồng - 1.000.000 đồng

Trên 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng

Trên 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Trên 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

Trên 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

5.000.000 đồng - 7.000.000 đồng

Trên 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng

7.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

Trên 40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng

Trên 50.000.000 đồng - 70.000.000 đồng

15.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

Trên 70.000.000 đồng - 100.000.000 đồng

20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

Trên 100.000.000 đồng

30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng

Lưu ý: Nếu hàng hóa thuộc các trường hợp sau thì mức phạt sẽ được áp dụng gấp 02 lần:

  • Lương thực, thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm;

  • Thuốc cho người, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng;

  • Chất tẩy rửa, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng,vật nuôi, thủy sản;

  • Hàng hóa khác thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Hình thức phạt bổ sung: 

  • Tịch thu hàng hóa có nhãn hàng hóa thể hiện những nội dung vi phạm;

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng - 03 tháng.

Biện pháp khắc phục: 

  • Buộc thu hồi hàng hóa và loại bỏ nội và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng và hàng hóa đã quá hạn sử dụng;

  • Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá hàng hóa, phương tiện vi phạm.

Hành vi vi phạm

  • Hàng hóa không có nhãn hàng hóa; hàng hóa không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

0 - 5.000.000 đồng

1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Trên 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

Trên 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

Trên 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng

Trên 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

15.000.000 đồng - 25.000.000 đồng

Trên 50.000.000 đồng - 70.000.000 đồng

25.000.000 đồng - 35.000.000 đồng

Trên 70.000.000 đồng -100.000.000 đồng

35.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

Trên 100.000.000 đồng

50.000.000 đồng - 60.000.000 đồng

Lưu ý: Nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng thì mức phạt sẽ tăng gấp 02 lần.

Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng - 03 tháng.

Biện pháp khắc phục: 

  • Thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa;

  • Nộp lại số tiền bằng trị giá trị hàng hóa, phương tiện vi phạm.

Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

Hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

Hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

Điều 22 nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa nhập khẩu bị xử phạt bao gồm:

  • Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc nhưng nhãn không đọc được các nội dung trên nhãn mà không khắc phục được;

  • Hàng hóa nhập khẩu có nhãn ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;

  • Hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc.

Mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có nhãn mác

Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có nhãn gốc sẽ được áp dụng khác nhau, giao động từ 1.000.000 đồng - 60.000.000 đồng.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 nghị định 128/2020/NĐ-CP hàng hóa nhập khẩu không có nhãn gốc sẽ bị xử phạt như sau:

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

0 - 5.000.000 đồng

1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Trên 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

Trên 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

Trên 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng

Trên 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

15.000.000 đồng - 25.000.000 đồng

Trên 50.000.000 đồng - 70.000.000 đồng

25.000.000 đồng - 35.000.000 đồng

Trên 70.000.000 đồng -100.000.000 đồng

35.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

Trên 100.000.000 đồng

50.000.000 đồng - 60.000.000 đồng

Biện pháp khắc phục:

  • Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

  • Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá trị hàng hóa đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái pháp luật.

Trên đây là nội dung trả liên quan đến câu hỏi Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa bị xử lý như thế nào? Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung tại bài viết trên vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X