hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 15/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hiệu trưởng THPT có được dạy thêm không?

Không phải giáo viên nào cũng được phép dạy thêm mà việc dạy thêm phải tuân thủ theo quy định. Vậy hiệu trưởng THPT có được dạy thêm không?

Câu hỏi: Tôi là phụ huynh học sinh lớp 11, dự định cho con tôi học thêm chương sinh học lớp 12 được kèm trực tiếp bởi hiệu trưởng. Tuy nhiên, tôi nghe nói hiệu trưởng THPT thì không được phép dạy thêm, vậy quy định về vấn đề này là gì?

Hiệu trưởng THPT có phải dạy học không?

hiệu trưởng có được dạy thêm khôngHiệu trưởng có được dạy thêm không?

Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT) được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT cụ thể như sau:

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về việc hiệu trưởng có phải dạy học hay không như sau: “Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.”

Đồng thời, tại Khoản Khoản 6 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về định mức số tiết của hiệu trưởng THPT như sau: “Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”

Theo đó, pháp luật về giáo dục hiện hành quy định về việc hiệu trưởng THPT phải có nhiệm vụ dạy một số tiết học, nhằm nắm được nội dung giảng dạy, chương trình học, tình hình học tập thực tế của học sinh THPT từ đó có những phương và pháp định hướng hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục THPT. Đồng thời, định mức tiết dạy mà hiệu trưởng THPT phải đáp ứng trong 1 năm được tính theo công thức: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và hoạt động giáo dục khác.

Hiệu trưởng THPT có được dạy thêm không?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm như sau:

  • Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học;

  • Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá;

  • Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm;

  • Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh;

  • Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về các trường hợp không được dạy thêm như sau:

  • Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

  • Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

  • Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

  • Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

  • Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

  • Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Như vậy, hiện nay nếu như giáo viên muốn dạy thêm cho học sinh cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định như đảm bảo việc không cắt bớt nội dung trong chương trình học chính khóa, học sinh học thêm do tự nguyện, phải đăng ký dạy thêm và chịu trách nhiệm với hoạt động giảng dạy của mình,...

Ngoài ra, dựa theo các trường hợp không được dạy thêm không có trường hợp quy định hiệu trưởng THPT không được phép dạy thêm, vì thế có thể hiểu hiệu trưởng THPT có thể dạy thêm nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định.

Giáo viên vi phạm việc dạy thêm tại nhà sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 7, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt giáo viên vi phạm về việc dạy thêm tại nhà như sau:

  • Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

  • Khiển trách.

  • Cảnh cáo.

  • Buộc thôi việc.

  • Áp dụng đối với viên chức quản lý

  • Khiển trách.

  • Cảnh cáo.

  • Cách chức.

  • Buộc thôi việc.

Để căn cứ hình thức kỷ luật đối với giáo viên là cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về việc dạy thêm tại nhà cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như mức độ vi phạm nội quy, quy chế, quy định pháp luật, hậu quả, tái phạm,... Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp cho giáo viên vi phạm.

Trên đây là thông tin về Hiệu trưởng có được dạy thêm không?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X