Hiệu ứng nhà kính được coi là một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, gây ra nhiều tác động xấu đối với sự sống của toàn nhân loại.Vậy hiệu ứng nhà kính là gì và những vấn đề xoay quanh thực trạng này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Khái niệm
Hiệu ứng nhà kính hay còn được biết với tên tiếng Anh là Greenhouse Effect. Đây là hiện tượng năng lượng bức xạ của mặt trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiệu ứng nhà kính
Thuật ngữ “Hiệu ứng nhà kính” được dùng chỉ hiệu ứng gây ra bởi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ, mái nhà bằng kính hay các tòa nhà bao bọc bởi kính. Điều này dẫn đến tia sáng của mặt trời được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng gây nóng toàn bộ không gian bên trong, không chỉ những phần không gian được chiếu sáng.
Khi nhà kính giữ lại nhiệt của ánh sáng mặt trời và không cho nó phản xạ, lượng khí này nếu ổn định thì sẽ giúp trái đất ở trong trại thái cân bằng. Tuy nhiên nếu gia tăng quá cao trong bầu khí quyển sẽ làm nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân phổ biến gây hiệu ứng nhà kính
Trong khoảng 100 năm trở lại, các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đã có những tác động tiêu cực vào sự cân bằng giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và bức xạ của mặt trời gây hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh khí CO2, các khí như metan, khí CFC, khí N2O… cũng góp phần gây nên hiệu ứng này.
Khí CO2 tăng
Khí CO2 hay còn được biết đến với tên gọi “khí nhà kính” là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính.
Khi bức xạ mặt trời xuyên qua các tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất sẽ làm mặt đất nóng lên và nhiệt độ không khí cũng tăng lên.Khí CO2 trong khí quyển như một tấm kính lớn bao quanh bề trái đất làm trái đất của chúng ta không khác gì một nhà kính khổng lồ.
Khí CO2 được sinh ra từ các hoạt động như: khai thác rừng, chăn nuôi gia súc, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, phân hủy rác…Khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính.
Các hoạt động của con người trong sinh hoạt sản xuất và khai thác ngày ngày nay đã khiến lượng CO2 ngày càng tăng. Điều này dẫn đến hiệu ứng nhà kính tăng và nhiệt độ trong không khí cũng tăng theo.
Các loại khí khác
Khí CFC: Ngoài khí CO2, khí CFC (chlorofluorocarbon) chiếm 3% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây là một chất khí được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, đặc biệt là những chất làm lạnh. CFC được sử dụng trong hệ thống làm lạnh của các máy điều hòa và tủ lạnh, trong sản xuất các sản phẩm plastic (hộp xốp, ly, khay ăn…)
Khí CH4: Khí CH4 (metan) chiếm đến 19% trong số các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Loại phân tử khí này có khả năng giữ nhiệt cao gấp 21 lần phân tử khí CO2. Khí CH4 gia tăng ngày càng nhiều do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người như: đốt hóa thạch, phân hủy chất hữu cơ…
Khí N2O (oxit nitơ): Khí N2O chiếm 16% trong cơ cấu khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí này được sản xuất ra rất nhiều trong quá trình sản xuất nông nghiệp và hoạt động công nghiệp. Đây chính là chất khí thải ra từ ô tô, xa máy và đốt cháy rác thải…
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hậu quả xấu. Hai trong những hậu quả nổi bật đó là tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Nhiệt lượng trái đất ngày càng nóng dẫn đến nhiệt độ trung bình năm tăng. Khi nhiệt độ tăng cao hơn mức trung bình khiến các loài động vật, thực vật và con người không thể thích nghi, gây ra nhiều bệnh tật và thiệt hại.
Khí hậu thay đổi gây ra những thiệt hại trong sản xuất như: mất mùa, hạn hán, sâu bệnh…. Bên cạnh đó lượng mưa trung bình năm tăng cũng gây ra mực nước biển tăng, ngập úng và thậm chí là xuất hiện những mầm bệnh mới cho cả động vật và con người.
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến toàn nhân loại, tiêu biểu là con người và thiên nhiên. Hàng năm, trái đất đang phải gánh chịu những hậu quả rất lớn mà hiệu ứng nhà kính gây ra.
Đối với con người
Con người là một trong những tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính và con người cũng trực tiếp gánh chịu hậu quả mà hiệu ứng này mang lại.
Sự nóng lên toàn cầu gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người.
Trong những năm gần đây, có rất nhiều dịch bệnh mới bùng phát, đe dọa đến sức khỏe, gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch. Lượng mưa và nhiệt độ thay đổi cũng còn gây ra các bệnh truyền nhiễm.
Số lượng người chết vì nhiệt độ cao cũng tăng cao hơn so các chu kỳ trước.
Đối với thiên nhiên
Không chỉ con người hứng chịu những tác động mà hiệu ứng nhà kính mang lại mà động thực vật và nhiều yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng.
Nhiệt độ trái đất đủ nóng sẽ làm băng ở hai cực tan, thu hẹp diện tích sống của các loài động thực vật đe dọa sự sống của các loài sinh vật. Ngoài ra, sự nóng lên trái đất cũng làm thay đổi nhiệt độ sống của động vật, trong đó một số loài không kịp thích nghi để phát triển.
Khi những tảng băng ở hai cực tan ra sẽ dẫn đến hiện tượng mực nước biển dâng cao. Hơn ⅓ dân số trên thế giới sống ở những vùng ven biển sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà băng tan gây ra như: mất mùa, ngập úng, thu hẹp diện tích sống
Chất lượng của nguồn nước tiêu dùng và môi trường sống của các loài vật sống dưới nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự thay đổi của các trận mưa và tăng khí bốc hơi. Lượng mưa tăng lên gây ngập úng, làm đầy lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới với nhau.
Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Để khắc các tình trạng trên, tất cả mọi người cần nỗ lực hành động để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính cũng chính là bảo vệ chính bản thân mình.
Dưới đây là một số thông tin về cách giảm thiểu hiệu ứng nhà kính được nêu ra trong tại Điều 91, Luật Bảo vệ môi trường (Luật số: 72/2020/QH14)
“a) Tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;
b) Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;
c) Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
d) Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước”.