hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hộ chiếu có phải là giấy tờ tùy thân không? Có phải visa không?

Hộ chiếu có phải giấy tờ tùy thân không? Hộ chiếu có phải visa không? Có phải hợp pháp hóa lãnh sự không?. Dưới đây là giải đáp về những vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Hộ chiếu có phải là giấy tờ tùy thân không?
  • Hộ chiếu có phải là visa không?
  • Hộ chiếu có phải hợp pháp hóa lãnh sự không?
Câu hỏi: Em là người Việt Nam, du học ở Hàn Quốc được 04 năm và hiện em muốn về Việt Nam để thăm gia đình và bạn bè. Vì bất cẩn nên em đã làm mất Căn cước công dân của mình, hiện tại em chỉ có Hộ chiếu để sử dụng khi nhập cảnh về Việt Nam. Luật sư cho em hỏi hộ chiếu có phải giấy tờ tùy thân không? Có thể sử dụng thay thế CCCD không? Xin cảm ơn Luật sư.

Hộ chiếu có phải là giấy tờ tùy thân không?

Hộ chiếu là một trong các loại giấy tờ tùy thân bên cạnh Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân, được sử dụng để chứng minh nhân thân của một người. 

Hộ chiếu được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân, , ngoài ra, trong nhiều trường hợp, hộ chiếu cũng có thể thay thế cho các giấy tờ tùy thân khác như CCCD/CMND.

Hộ chiếu có phải là giấy tờ tùy thân không?

Hộ chiếu có phải là giấy tờ tùy thân không?

Hiện nay, không có quy định cụ thể về khái niệm giấy tờ tùy thân, tuy nhiên, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là loại giấy tờ có thông tin về nhân thân của một người (bao gồm họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ thường trú,…) và có dán ảnh của người đó. 

Giấy tờ tùy thân phải được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân, chẳng hạn như Công an cấp Tỉnh, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cơ quan/cục quản lý xuất nhập cảnh,…

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi năm 2023, hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân của công dân. 

Như vậy, hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân.

Hộ chiếu có phải là visa không?

Hộ chiếu không phải là visa, hộ chiếu và visa là hai giấy tờ khác nhau. Cụ thể, mời bạn đọc xem nội dung dưới đây để phân biệt hộ chiếu và visa:

Hộ chiếu có phải là visa không?

Hộ chiếu có phải là visa không?

Tiêu chí

Hộ chiếu

Visa

Khái niệm

Hộ chiếu là giấy tờ xác minh nhân thân, quốc tịch của một người, dùng để xuất cảnh/nhập cảnh vào một quốc gia cụ thể, do cơ quan có thẩm quyền cấp.


 

- Visa (còn gọi là thị thực) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào một quốc gia.

- Tùy vào từng quốc gia mà sẽ yêu cầu có visa khi nhập cảnh hoặc không.

 

Phân loại

Có 03 loại hộ chiếu:

- Hộ chiếu phổ thông (có/không gắn chip điện tử)

- Hộ chiếu công vụ

- Hộ chiếu ngoại giao

Gồm 03 loại:

- Visa nhập cảnh

- Visa xuất cảnh

- Visa quá cảnh

Lưu ý: tùy vào mục đích của người xin visa, có thể bao gồm: visa công tác, visa du lịch, visa lao động, visa đầu tư, visa thăm thân, visa du học.

Phạm vi áp dụng

- Là giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải có khi xuất/nhập cảnh ra/vào quốc gia.

- Áp dụng cho việc nhập cảnh vào nhiều nước khác nhau.

- Tùy vào từng quốc gia và mục đích cụ thể mà có thể có hoặc không yêu cầu visa khi xuất/nhập cảnh vào một quốc gia.

- Mỗi visa chỉ sử dụng cho một quốc gia đã cấp visa đó, và không được chuyển đổi mục đích của visa.

Cơ quan cấp

Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu bao gồm:

- Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp tỉnh

- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an

Visa do cơ quan lãnh sự của quốc gia đặt tại Việt Nam cấp.

Hộ chiếu có phải hợp pháp hóa lãnh sự không?

Theo quy định, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hộ chiếu nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự hoặc không.

*** Hợp pháp hóa lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Về nguyên tắc, giấy tờ, tài liệu nước ngoài (không phải tiếng Việt) muốn được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam thì phải được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Tuy nhiên, theo Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-BTP, các giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú,… khi thực hiện công chứng/chứng thực bản sao từ bản chính thì không cần phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Như vậy, trường hợp chứng thực bản sao từ bản chính hộ chiếu thì không cần phải hợp pháp hóa lãnh sự. 

Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, xin cấp giấy phép lao động,… thường sẽ có yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hộ chiếu để sử dụng tại Việt Nam. 

Trên đây là câu trả lời cho các vấn đề  hộ chiếu có phải giấy tờ tùy thân không? Hộ chiếu có phải visa không? Có phải hợp pháp hóa lãnh sự không. Nếu còn thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài  19006199 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X