Hộ chiếu vắc xin Việt Nam hiện được chấp nhận một số quốc gia và vùng lãnh thổ, những nơi khác có các quy định riêng.
Hộ chiếu vắc xin Việt Nam được công nhận ở những nước nào?
Hộ chiếu vắc xin là một loại hộ chiếu được sử dụng ở các quốc gia có người nhiễm Covid -19 giống như hộ chiếu thông thường. |
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hộ chiếu vắc xin của Việt Nam đã được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện, Nhật Bản chưa mở cửa biên giới với du khách quốc tế.
Hộ chiếu vắc xin gồm các thông tin:
Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tên bệnh dịch, số mũi tiêm, ngày tiêm, liều số, vaccine, tên vaccine, nhà cung cấp hoặc sản xuất; mã số chứng nhận...
Các thông tin này sẽ được ký số, mã hóa và đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR trên hộ chiếu vắc xin sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.
Du khách vẫn có thể ghé thăm các quốc gia, vùng lãnh thổ chưa công nhận hộ chiếu vắc xin Việt Nam miễn sao đáp ứng đầy đủ điều kiện, chính sách. Hầu hết các quốc gia này đều yêu cầu cung cấp giấy xét nghiệm âm tính, giấy tiêm chủng vắc xin. Như vậy, du khách cần cập nhật những thông tin này với đại sứ quán các nước trước khi khởi hành.
Với các quốc gia châu Âu, du khách khi đặt vé của các hãng hàng không chỉ cần cung cấp các giấy tờ liên quan như giấy tiêm chủng, bảo hiểm... với hãng bay. Sau khi xác nhận đủ điều kiện để lên máy bay, du khách có thể nhập cảnh các nước trong khối mà không cần xuất trình thêm các giấy tờ liên quan.
Các du khách đi theo tour, cung cấp các giấy tờ gồm như giấy tiêm chủng, bảo hiểm... cho công ty lữ hành.
Biểu mẫu hộ chiếu vắc xin Việt Nam.
Quy trình cấp hộ chiếu vắc xin Việt Nam
Mới đây, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện các hệ thống, đảm bảo cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân trong thời gian sớm nhất để phục vụ đi lại, giao thương quốc tế.
Bộ Y tế cũng gửi kèm công văn một số yêu cầu về việc cấp hộ chiếu vắc xin như:
- Chức năng ký số trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid phải ký được cả dữ liệu định dạng json (hiện mới ký được định dạng tệp pdf).
- Về quy trình ký số, cho phép các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chỉ định đơn vị ký tập trung (sở y tế hoặc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) hoặc các cơ sở tiêm chủng ký tùy theo khả năng, tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
- Bổ sung chức năng hiển thị "hộ chiếu vaccine" trên ứng dụng PC-COVID trên cơ sở kết nối dữ liệu với hệ thống cấp chứng nhận "hộ chiếu vaccine" của Bộ Y tế.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trước đó tại Quyết định 5772/QĐ-BYT này, Bộ Y tế nêu rõ, biểu mẫu và quy trình cấp "hộ chiếu vaccine" cho người dân được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước. Quy trình cấp gồm 3 bước:
Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hướng dẫn
Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala - mỗi sản phẩm vaccine được gắn 1 mã code).
Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.
Trên đây là thông tin liên về việc hộ chiếu vắc xin Việt Nam được công nhận ở nước nào? Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.