hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 15/12/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bán hàng tạp hóa phải nộp những loại thuế nào?

Hộ kinh doanh có phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Câu hỏi: Nhà tôi có kinh doanh tạp hóa, vậy xin hỏi nhà tôi có phải nộp thuế giá trị gia tăng không? Cách tính thuế ra sao? Xin cảm ơn!

Bán hàng tạp hóa có phải đăng ký kinh doanh?

Theo quy định hiện hành, định nghĩa về hộ kinh doanh được ghi nhận tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, các loại hình kinh doanh sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Có thể thấy, kinh doanh cửa hàng tạp hóa có thu nhập ổn định và không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, gia đình bạn kinh doanh cửa hàng tạp hóa sẽ phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình.

Bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh có phải nộp thuế giá trị gia tăng không? (Ảnh minh họa)


Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Điều này cũng có nghĩa, trường hợp gia đình bạn kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, ngoài ra sẽ phải nộp lệ phí môn bài.

Hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp nào?

Trong trường hợp phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT, hộ cá nhân tính số thuế cần nộp theo phương pháp sau đây:

Nộp thuế theo phương pháp khoán: Công thức tính thuế

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế:

+ Doanh thu tính thuế GTGT và TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nếu cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu: Xem chi tiết tại đây

- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

+ Thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 - ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

+ Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

+ Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế như sau:

Hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.

Nộp thuế theo từng lần phát sinh: Công thức tính thuế:

​Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ tính thuế GTGT

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ tính thuế TNCN

​Trong đó:

- Doanh thu tính thuế:

Là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Tỷ lệ tính thuế: Xem chi tiết tại đây

- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.

Vừa rồi là ngiải đáp về hộ kinh doanh có phải nộp thuế giá trị gia tăng. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Trên hóa đơn, có thể viết tắt những từ nào? Viết tắt sai xử lý ra sao?

Có thể bạn quan tâm

X