hieuluat
Chia sẻ email

Hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội thế nào?

Hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội gồm những gì, thực hiện theo những bước nào? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký mẫu dấu mới đối với tổ chức xã hội là cơ quan nào?... Chắc hẳn không ít người đã từng quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những người tham gia giải quyết thủ tục đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội. HieuLuat cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang công tác trong tổ chức chính trị xã hội và đang được giao nhiệm vụ tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức mình. Tôi đã tìm hiểu quy định của pháp luật nhưng chưa hiểu rõ, tôi mong Luật sư giải đáp cho tôi những vấn đề thắc mắc trên.

Chào bạn, với câu hỏi liên quan đến hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội (cụ thể là tổ chức chính trị - xã hội) mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội gồm những gì?

Trước hết, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013 gồm có Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Theo đó, tổ chức chính trị - xã hội được phép có con dấu riêng, có thể có biểu tượng hoặc không và được sử dụng sau khi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP).

Trước khi thực hiện gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội thì cơ quan này phải chuẩn bị hồ sơ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP gồm:

- Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật;

- Điều lệ hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Như vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu mới, tổ chức chính trị - xã hội phải chuẩn bị 2 loại giấy tờ như chúng tôi đã nêu trên.

ho so dang ky mau dau moi cua to chuc xa hoi


Thủ tục đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội thế nào?

Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, thủ tục đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới

Hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội gồm có quyết định thành lập và điều lệ như chúng tôi đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người nộp hồ sơ có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan cơ quan Công an có thẩm quyền.

Bước 3: Xử lý hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội

Cán bộ được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra hồ sơ (kiểm tra giấy tờ, tài liệu và thông tin có trong hồ sơ nộp) và tiến hành các công việc sau đây:

- Ghi giấy biên nhận hồ sơ nếu hồ sơ đã hợp lệ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ

Lưu ý: Giấy biên nhận phải ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thông báo, hướng dẫn để tổ chức chính trị - xã hội hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ;

- Lập, gửi văn bản từ chối giải quyết hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP ví dụ như chưa có quyết định sử dụng con dấu của cấp có thẩm quyền…;

- Thông báo kết quả xử lý hồ sơ nếu tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đăng ký mẫu dấu thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan Công an có thẩm quyền;

Bước 4: Trả kết quả

Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện trả kết quả cho người nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý:

+ Người của tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nộp hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền theo quy định pháp luật, đồng thời, phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng tại thời điểm nộp hồ sơ;

+ Văn bản, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu theo quy định;

Vậy nên, trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức chính trị - xã hội được tiến hành theo các bước như trên.

Trên đây là giải đáp về hồ sơ đăng ký mẫu dấu mới của tổ chức xã hội, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Quy định mới về mẫu dấu của doanh nghiệp là gì?

Có thể bạn quan tâm

X