hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 14/05/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp hiện nay là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp được áp dụng đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo danh sách được quy định tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP và Quyết định 13/2022/QĐ-TTg. Mức tiền hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp hiện nay vừa được điều chỉnh theo Quyết định 13/2022/QĐ-TTg.

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có tìm hiểu và biết có một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản được nhận mức tiền hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, tôi chưa rõ cụ thể những loại cây trồng nào, con vật nào được nhận mức tiền này? Những rủi ro nào được nhận những loại tiền hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp này? Mong Luật sư giải đáp cho tôi được biết.

Chào bạn, hiện nay Nhà nước có rất nhiều hỗ trợ cho đối tượng là cây trồng, vật nuôi, thủy sản, người làm nông nghiệp, một trong những khoản hỗ trợ này là phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Với quy định hiện hành về bảo hiểm nông nghiệp, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp hiện nay là bao nhiêu?

Trước hết, bảo hiểm nông nghiệp là một loại bảo hiểm cho các đối tượng bên mua là những người hoạt động sản xuất trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hoặc thủy sản. Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo quy định pháp luật. Mức phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp là mức phí được dùng để hỗ trợ cho các đối tượng là bên mua ngoài mức bảo hiểm nông nghiệp khi phát sinh các sự kiện bảo hiểm theo quy định.

Cụ thể, những đối tượng được nhận phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm:

- Đối với cây trồng là cây lúa, cây cao su, cây hồ tiêu, cây điều và cây cà phê;

- Đối với vật nuôi là trâu, bò, lợn;

- Đối với thủy sản là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra.

Mức tiền phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cụ thể từ 24/06/2022 đến hết ngày 31/12/2025 như sau (Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg):

Người được hỗ trợ

Mức hỗ trợ tối đa và căn cứ pháp lý

Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (khoản 1 Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg)

Mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có): 90% phí bảo hiểm nông nghiệp

Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg (khoản 2 Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg)

Mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có): 20% phí bảo hiểm nông nghiệp

Tổ chức sản xuất nông nghiệp là các tổ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau (khoản 3 Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg):

- Doanh nghiệp/Hợp tác xã được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã;

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp có các hợp đồng liên kết gắn với các sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được mô tả tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 98/2108/NĐ-CP;

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp có các sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp;

Mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có): 20% phí bảo hiểm nông nghiệp

Như vậy, mức tiền hỗ trợ tối đa cho phí bảo hiểm nông nghiệp đối với từng đối tượng được nhận mức bảo hiểm nông nghiệp như chúng tôi đã nêu trên.

ho tro phi bao hiem nong nghiep


Những rủi ro nào được nhận hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?

Điều 5 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg quy định về những rủi ro được nhận tiền hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm:

Đối với cây trồng là cây lúa, cây cao su, cây hồ tiêu, cây điều và cây cà phê là rủi ro về thiên tai và dịch bệnh

Trong đó:

Rủi ro về thiên tai

Rủi ro về dịch bệnh

Thiên tai đối với cây lúa

Thiên tai đối với cây cao su, cây hồ tiêu, cây điều và cây cà phê

Dịch bệnh đối với cây lúa

Dịch bệnh đối với cây cao su, cây hồ tiêu, cây điều và cây cà phê

Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần (các thiên tai này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc xác nhận)

Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa đá, sương muối (các thiên tai này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc xác nhận)

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá, đốm sọc, dịch rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, chuột (các dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)

Không hỗ trợ các rủi ro đối với dịch bệnh của các loại cây này

Đối với vật nuôi là trâu, bò, lợn là rủi ro về thiên tai và dịch bệnh

Rủi ro về thiên tai đối với trâu, bò, lợn

Rủi ro về dịch bệnh đối với trâu, bò, lợn

Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần (các thiên tai này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc xác nhận)

Bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn), nhiệt thán, xoắn khuẩn (các dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)

Đối với thủy sản là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra thì rủi ro được hỗ trợ là rủi ro về thiên tai và dịch bệnh

Rủi ro về thiên tai đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra

Rủi ro về dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra

Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần (các thiên tai này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc xác nhận)

Không hỗ trợ cho các rủi ro là dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra

Như vậy, đối tượng đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp sẽ được nhận tiền hỗ trợ khi có các rủi ro thuộc trường hợp mà chúng tôi đã nêu trên.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X