Khi mua bán hàng hóa chiết khấu thương mại, kế toán cần lập và hạch toán hóa đơn đầu vào có chiết khấu. Sau đây là hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại chi tiết.
Chiết khấu thương mại là gì?
Theo định nghĩa tại Hệ thống chuẩn mực kế toán VN ban hành kèm Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, chiết khấu thương mại là các khoản tiền được doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng khi họ mua hàng với khối lượng, số lượng lớn theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa bên bán và bên mua trước khi thực hiện giao dịch.
Khoản tiền chiết khấu thương mại sẽ được trừ vào giá bán hàng hóa/dịch vụ trước thuế GTGT.
Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi doanh nghiệp áp dụng hình thức chiết khấu thương mại thì buộc phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại đó trên hóa đơn.
Hóa đơn chiết khấu thương mại là gì
Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại
Lập hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng
Nếu hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng theo từng lần mua hàng (hay ngay sau khi mua hàng), doanh nghiệp (bên bán) khi xuất hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán đã được chiết khấu dành cho khách hàng, thuế GTGT và tổng giá trị thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.
Ví dụ: Cửa hàng xe máy H có chương trình giảm giá nhân dịp khai trương, hóa đơn 50.000.000 đồng được chiết khấu 10%.
=> Giá bán đã chiết khấu (chưa bao gồm VAT): 50.000.000 - (10% X 50.000.000) = 45.000.000 đồng
Cửa hàng H lập hóa đơn chiết khấu thương mại như sau:
STT | Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
---|---|---|---|---|---|
1 | Xe máy S | Chiếc | 01 | 45.000.000 | 45.000.000 |
Tổng cộng | 45.000.000 | ||||
Thuế GTGT: 8% | 3.600.000 | ||||
Tổng giá trị thanh toán (Đã bao gồm VAT) | 48.600.000 |
Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại
Lập hóa đơn chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số bán hàng
Sau nhiều lần mua hàng, nếu bên mua hàng đạt tới mức độ hưởng chiết khấu theo trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc theo thỏa thuận giữa 2 bên, doanh nghiệp (bên bán) sẽ lập hóa đơn chiết khấu thương mại theo theo số lượng, doanh số.
Số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh ngay trên hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của lần giao dịch cuối cùng hoặc lần giao dịch của kỳ tiếp theo:
- Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn (“<”) so với số tiền trên hóa đơn của lần giao dịch cuối cùng thì bên bán có thể trừ trực tiếp trên hóa đơn đó;
- Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn (“>”) so với số tiền trên hóa đơn của lần giao dịch cuối cùng thì bên bán phải lập hóa đơn điều chỉnh chiết khấu, giảm giá kèm theo bảng kê chi tiết các hóa đơn trước.
Đối với hóa đơn GTGT của các lần mua trước khi chưa đạt mức quy định để hưởng chiết khấu, bên bán vẫn ghi giá bán bình thường (giá chưa chiết khấu).
Số tiền chiết khấu sẽ được bên bán trừ vào hóa đơn cuối cùng khi đã đạt mức hưởng chiết khấu hoặc hóa đơn của kỳ sau kể từ khi bên mua đủ điều kiện hưởng chiết khấu.
Nếu doanh nghiệp (bên bán) lập chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số nhưng việc lập được thực hiện sau khi đã kết thúc chương trình chiết khấu, doanh nghiệp (bên bán) sẽ lập hóa đơn mới để điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế VAT 8%, kèm theo đó là bảng kê chi tiết các hóa đơn cần điều chỉnh số tiền chiết khấu, tiền thuế trước đó.
Trường hợp này, hóa đơn chiết khấu thương mại vẫn được viết tương tự như cách viết hóa đơn chiết khấu theo số lượng, doanh số sau nhiều lần mua hàng đã hướng dẫn bên trên.
Cách hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại
Theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi thực hiện hạch toán chi tiết các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, kế toán doanh nghiệp phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.
Căn cụ mục 3.3 Khoản 3 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC, nếu trên hóa đơn bán hàng chưa phản ánh cụ thể số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do người mua chưa đủ điều kiện hưởng chiết khấu hoặc người bán chưa xác định được số tiền phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu sẽ ghi theo giá chưa trừ chiết khấu.
Sau thời điểm ghi doanh thu, nếu người mua đủ điều kiện hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá thì kế toán (bên bán) phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu này để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp.
Cách ghi hạch toán như sau: Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212) (giá chưa có thuế)
Đối với trường hợp thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng tiền gửi ngân hàng, cách ghi hạch toán như sau: Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các lập và hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại. Trường hợp Quý bạn đọc còn thắc mắc, hoặc có nhu cầu thuê kế toán thực hiện các hóa đơn bên trên, vui lòng liên hệ chúng tôi tại 19006192 để được hỗ trợ.