hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 20/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không?

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu hay trước ngày nghiệm thu có được không? Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu bị xử phạt bao nhiêu? Xem thêm về việc xuất hóa đơn sai thời điểm thông qua bài viết dưới đây.

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không?

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không?

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ như sau:

- Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (có gồm việc bán tài sản nhà nước, tài sản sung quỹ nhà nước, tài sản tịch thu và hàng dự trữ quốc gia) được quy định là thời điểm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa qua cho người mua mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ được quy định là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Nếu người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền dịch vụ (lưu ý không gồm trường hợp thu tiền đặt cọc, tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng về các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính - thuế; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; thẩm định giá; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

- Ngoài ra nếu thực hiện việc giao hàng nhiều lần/bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là mỗi lần giao hàng/bàn giao

Cụ thể hơn với đặc điểm của hoạt động xây dựng, lắp đặt, tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm thực hiện việc nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt được hoàn thành.

Lưu ý thời điểm lập hóa đơn này không phân biệt trường hợp đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Như vậy, theo quy định hiện nay thì thời điểm lập hóa đơn là ngay tại thời điểm nghiệm thu, bàn giao. Do đó, nếu thực hiện xuất hóa đơn sau ngày nghiệm thu bị coi là vi phạm quy định pháp luật.

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu bị xử phạt bao nhiêu?

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu bị xử phạt bao nhiêu?

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm quy định (lập hóa đơn sau ngày nghiệm thu cụ thể như sau:

- Trường hợp lập hóa đơn sau ngày nghiệm thu nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ thì bị xử phạt cảnh cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

- Trường hợp lập hóa đơn sau ngày nghiệm thu nhưng không làm chậm việc thực hiện nghĩa vụ thể thì bị xử phạt từ 03 - 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

- Trường hợp lập hóa đơn sau ngày nghiệm thu nhưng không thuộc hai trường nêu trên thì bị xử phạt từ 04 - 08 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Theo đó, căn cứ vào việc thời điểm thực hiện nghĩa vụ thanh toán và các tình tiết giảm nhẹ thì hình thức xử phạt cũng như mức xử phạt vi phạm hành chính có sự khác nhau theo quy định nêu trên với hình thức xử phạt nhẹ nhất là cảnh cáo đến mức xử phạt tiền lên đến 8 triệu đồng.

Căn cứ, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP) thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.

Đồng thời, thời điểm tính thời hiệu xử phạt về hóa đơn được được xác định như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, thời hiệu xử phạt hành chính đối với việc lập hóa đơn sai thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn đó.

Hóa đơn xuất trước hay sau ngày nghiệm thu?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP  đã phân tích nêu trên thì thời điểm lập hóa đơn là ngay tại thời điểm nghiệm thu, bàn giao. Việc lập hóa đơn trước hay sau ngày nghiệm thu đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn.

Trường hợp bên bán, bên cung cấp dịch vụ đã xuất hóa đơn trước hoặc sau ngày nghiệm thu thì có thể khắc phục như sau:

Bước 1: Cả bên bán/bên cung cấp dịch vụ và bên mua cùng thỏa thuận lập văn bản ghi rõ sai sót hoặc bên bán sẽ thông báo về việc hóa đơn có sai sót cho bên mua

Bước 2: Bên bán/bên cung cấp dịch vụ lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập.

Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ: “Điều chỉnh chỉ tiêu ngày/tháng/năm của hóa đơn…lập ngày…tháng…năm…từ ngày/tháng/năm  thành ngày/tháng/năm”

Bước 3: Gửi lại hóa đơn điều chỉnh cho bên mua

Bước 4: Bên bán và bên mua lưu lại biên bản điều chỉnh.

Trên đây là thông tin về vấn đề Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X