hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 25/06/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khi ly hôn, phải hòa giải mấy lần Tòa mới xét xử?

Trong ly hôn, hòa giải là một trong những thủ tục quan trọng. Vậy nếu ly hôn phải hòa giải mấy lần thì xét xử?

Mục lục bài viết
  • Hòa giải khi ly hôn là thủ tục bắt buộc?
  • Ly hôn thuận tình hòa giải mấy lần thì xét xử?
  • Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần thì xét xử?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi một vụ án ly hôn phải hòa giải mấy lần thì tòa án mới tiến hành xét xử và giải quyết ly hôn?

Chào bạn, chúng tôi xin thông tin về câu hỏi của bạn như sau:

Hòa giải khi ly hôn là thủ tục bắt buộc?

Hòa giải được hiểu là việc bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng với nhau.

Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án… và được thực hiện nhằm giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động,…

Hòa giải tại Tòa án là một trong những thủ tục bắt buộc khi ly hôn theo Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Cụ thể, Điều luật này quy định: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 205 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định.

Việc hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Trong quá trình hòa giải, thẩm phán sẽ phổ biến cho các bên về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc ly hôn để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án ly hôn.

Việc hòa giải cơ sở được thực hiện theo quy định tại Luật hòa giải cơ sở 2013. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ/chồng có yêu cầu ly hôn. Vì vậy, thủ tục hòa giải tại cơ sở là không bắt buộc.

hoa giai may lan thi xet xu

Ly hôn thuận tình hòa giải mấy lần thì xét xử?

Trường hợp thuận tình ly hôn, việc hòa giải được quy định tại điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Theo đó, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

- Nếu sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của họ.

- Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định khi có đầy đủ các điều kiện:

+ 2 bên thực sự tự nguyện ly hôn

+ 2 bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

Có thể thấy, Bộ Luật Tố tụng dân sự không quy định cụ thể trường hợp thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần nhưng ít nhất phải được thực hiện 1 lần khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.Thực tế, việc hòa giải có thể tiến hành đến 2-3 lần, nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Xem tiếp: Mẫu biên bản hòa giải tại tòa án 2023

Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần thì xét xử?

Theo Bộ luật Tố dụng dân sự tại Điều 207 có quy định những trường hợp ly hôn Tòa án không tiến hành hòa giải được gồm:

– Bị đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Trường hợp ly hôn đơn phương là ly hôn do yêu cầu từ một phía nên thường bên yêu cầu ly hôn cũng không có nhu cầu hòa giải, nên có thể thuộc một trong các trường hợp ly hôn Tòa án không tiến hành hòa giải được.

Vì vậy, trong vụ án ly hôn đơn phương, nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải thì một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. Nếu bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương vắng mặt sau 02 lần khi được Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì Tòa án sẽ không hòa giải được.

Như vậy, đối với vụ án ly hôn đơn phương, nếu 1 trong 2 bên làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong 02 lần triệu tập hợp lệ thì không tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn sẽ không cần hòa giải.

HieuLuat vừa giải đáp thông tin liên quan đến việc ly hôn hòa giải mấy lần thì xét xử? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X