hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Học sinh hút thuốc lá điện tử xử lý như thế nào? Học sinh buôn bán thuốc lá điện tử có bị phạt?

Hút thuốc lá điện tử là hành vi không phù hợp với học sinh và bị nghiêm cấm ở các trường học. Vậy học sinh hút thuốc lá điện tử xử lý như thế nào?

Thế nào là thuốc lá điện tử?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

  • Lá thuốc lá là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.

  • Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể giải thích khái niệm thuốc lá điện tử, tuy nhiên thuốc lá điện tử được biết đến là một dạng sản phẩm có các thành phần giống thuốc lá là lá của cây thuốc lá.

Bên cạnh đó, theo Từ điển Bách khoa mở toàn thư:

Thuốc lá điện tử là thiết bị mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống.”

Như vậy, có thể hiểu thuốc lá điện tử là dạng sản phẩm có các thành phần giống thuốc lá, tuy nhiên khi sử dụng không tạo ra khói mà lại tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác như đang hút thuốc lá thật.

Học sinh hút thuốc lá điện tử xử lý như thế nào?

Học sinh hút thuốc lá điện tử xử lý như thế nào?

Học sinh hút thuốc lá điện tử xử lý như thế nào?

Học sinh vẫn là đối tượng chịu sự quản lý của gia đình và nhà trường, chính vì thế nếu có hành vi hút thuốc lá điện tử có thể bị xử lý theo quy định và các hình thức kỷ luật của nhà  trường.

Theo quy định tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định cụ thể về các hành vi học sinh không được làm:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

  • Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

  • Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

  • Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

  • Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

  • Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Do thuốc lá điện tử cũng được tính là thuốc lá nên học sinh không được phép sử dụng. Nếu có hành vi này và bị phát hiện, học sinh phải tuân thủ theo hình thức kỷ luật của nhà trường.

Hiện nay, ở các trường học, đặc biệt là các trường THCS, THPT vào mỗi đầu năm, phụ huynh và học sinh đều ký vào bản cam kết về việc không sử dụng thuốc lá điện tử, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật.

Học sinh buôn bán thuốc lá điện tử có bị phạt?

Học sinh buôn bán thuốc lá điện tử có bị phạt?

Học sinh buôn bán thuốc lá điện tử có bị phạt?

Căn cứ quy định nêu trên có thể thấy, học sinh không được sử dụng cũng như  buôn bán thuốc lá điện tử, trường hợp bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà trường.

Ngoài ra,  người có hành vi bán thuốc lá, thuốc lá điện tử cho học sinh có thể bị xử phạt theo Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi

  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mức phạt tiền được trình bày ở trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.(theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP), Như vậy, người bán thuốc lá điện tử cho học sinh sẽ bị xử phạt tiền từ 3 - 5 triệu và đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều kiện kinh doanh thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử là một trong những mặt hàng được phép kinh doanh trong thị trường Việt Nam, tuy nhiên để kinh doanh thuốc lá điện tử thì cần phải đáp ứng các điện kiện theo quy định.

Điều kiện cấp giấy phép buôn bán sản phẩm thuốc lá điện tử

Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

  • Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên).

  • Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử

Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:

  • Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật

  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

  • Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Như vậy, tùy vào nhu cầu muốn kinh doanh thuốc lá điện tử theo mô hình doanh nghiệp hoặc bán lẻ sẽ phải đáp ứng các điều kiện tương ứng theo quy định.

Trên đây là nội dung bài viết “Học sinh hút thuốc lá điện tử xử lý như thế nào? Học sinh buôn bán thuốc lá điện tử có bị phạt?” Nếu còn vấn đề thắc mắc, chưa được giải đáp hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác như hành chính, dân sự, hình sự,... vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X